Chỉ số apgar ở trẻ sơ sinh và điều bố mẹ cần biết

Ngay sau khi chào đời, trẻ sơ sinh sẽ phải trải qua “bài kiểm tra” đầu tiên của mình về chỉ số Apger để có những đánh giá tổng quát về sức khỏe. Vậy chỉ số Apgar ở trẻ sơ sinh là gì và bố mẹ cần biết gì thêm về chỉ số này? Cùng tìm hiểu ở bài chia sẻ dưới đây.

Chỉ số Apgar là gì?

Chỉ số Apgar được tìm ra và công bố bởi nữ bác sĩ gây mê người Mỹ Virginia Apger vào năm 1952. Đây là chỉ số được dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của trẻ sơ sinh sau khi chào đời.

nhung dieu bo me can biet ve chi so apgar o tre so sinh

Theo đó, kết quả của chỉ số Apgar được thể hiện qua 5 tiêu chí, cũng là viết tắt của những chữ cái, bao gồm:

  • Acivity: Hoạt động chân tay
  • Pulse: Nhịp tim
  • Grimace: Phản ứng khi bị kích thích.
  • Appearance: Màu da
  • Respiratin: Nhịp thở.

Những điều bố mẹ cần biết về chỉ số Apgar ở trẻ sơ sinh

Ngay sau khi chào đời, bé sẽ được tiến hành kiểm tra chỉ số Apger, theo 5 tiêu chí ở trên. Lúc này, điểm kiểm tra sẽ được ghi lại nhanh nhất, trong khoảng từ 1-5 phút kể từ khi bé sỉnh ra.

Thông thường, việc kiểm tra sẽ được thực hiện hai lần, ngay sau khi sinh và sau đó 5 phút. Trường hợp kết quả chỉ số cho thấy sự bất thường hay nguy hiểm thì việc thử nghiệm sẽ được tiến hành lại sau khi sinh 10 phút.

Kết quả của chỉ số Apgar được tính như thế nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mỗi một tiêu chí trong chỉ số Apgar sẽ được cho điểm theo thang từ 0-2. Vì vậy, tổng điểm số lý tưởng cho thấy trẻ nhỏ khỏe mạnh sẽ là 10. Tuy nhiên hiếm khi kết quả đạt điểm 10 bởi trẻ thường bị tím tái thoáng qua sau khi sinh.

Bên cạnh đó, những bé có điểm 7 ở lần thử đầu tiên cũng được cho là khỏe mạnh. Với những bé có chỉ số từ 4-6 thì cần hút đờm hoặc oxy rồi thực hiện kiểm tra lại.

Còn nếu bé có chỉ số Apgar thấp hơn 4 thì cần theo dõi cẩn thận trong tình trạng cấp cứu với những sự chăm sóc đặc biệt như trợ thở, thuốc…

chi so apgar o tre so sinh

Cụ thể, mức cho điểm của chỉ số Apgar như sau:

Hoạt động chân tay

  • 2 điểm: gập chân và tay chống lại cử động duỗi.
  • 1 điểm: một vài cử động gập cánh tay và ở chân.
  • 0: không có hoạt động gì.

Nhịp tim

  • 2 điểm: mỗi phút hơn 100 nhịp.
  • 1 điểm: mỗi phút ít hơn 100 nhịp tim.
  • 0 điểm: không có nhịp tim.

Phản ứng khi bị kích thích

  • 2 điểm: khóc và rụt lại.
  • 1 điểm: khóc, nhăn mặt.
  • 0 điểm: không phản ứng

Màu da

  • 2 điểm: toàn thân hồng hào, không bị nhợt nhạt.
  • 1 điểm: thân hồng hào nhưng tay chân nhợt nhạt.
  • 0 điểm: toàn bộ cơ thể xanh tái, nhợt nhạt.

Hô hấp

  • 2 điểm: khóc to
  • 1 điểm: tiếng khóc yếu, hơi thở hổn hển.
  • 3 điểm: không khóc, không thở.

Những bài kiểm tra khác cho trẻ sơ sinh

Ngoài kiểm tra để xác định chỉ số Apgar, bé sau khi chào đời còn phải “trải qua” một số bài kiểm tra khác như:

  • Đo cân nặng, chiều cao, kích thước vòng đầu.
  • Xét nghiệm sàng lọc bệnh Pheniketo niệu (PKU)
  • Xét nghiệm sàng lọc suy giáp bẩm sinh.

Bên cạnh đó, bé cũng sẽ được làm sạch đường thở bằng ống hút và phòng tránh nhiễm trùng mắt bằng cách tra thuốc mỡ hoặc nhỏ thuốc mắt…

Xem thêm: Thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 

Trên đây là một số thông tin về chỉ số Apgar ở trẻ sơ sinh và những điều bố mẹ cần biết. Hy vọng điều này sẽ giúp cho các bậc cha mẹ cảm thấy an tâm hơn về tình trạng sức khỏe của bé ngay sau khi sinh ra, để niềm vui được trọn vẹn nhất.

Bình luận của bạn