Cha mẹ làm gì khi trẻ tiêm vắc xin ngừa COVID-19?

Dịch covid 19 đang ngày một phức tạp, vì thế tiêm phòng vắc xin đang là một trong những biện pháp làm giảm các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ bị mắc covid nhất. Vì thế, việc tiêm phòng vắc xin là vô cùng cần thiết và cấp bách. Vậy cha mẹ làm gì khi trẻ tiêm vắc xin ngừa COVID-19?

Hiện nay với trẻ nhỏ từ 5-12 tuổi chỉ được tiêm 2 loại vắc xin phòng ngừa covid 19 là Pfizer và Moderna. Cũng giống như các loại vắc xin phòng ngừa bệnh khác, khi tiêm loại vắc xin này, trẻ nhỏ cũng sẽ gặp phải các tác dụng phụ.

Vì thế, trước và sau khi tiêm cha mẹ cần lưu ý đến các vấn đề dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho trẻ:

Trước khi tiêm vắc xin phòng ngừa covid 19

Để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình tiêm chủng. Trước khi tiêm ngừa vắc xin cho con, cha mẹ cần:

  • Cần phải tìm hiểu đầy đủ về  tác dụng của tiêm vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ.
  • Cha mẹ nên làm tâm lý với trẻ, giúp trẻ thoái mái không quá lo lắng
  • Nên cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi đi tiêm. Tuy nhiên không được để trẻ ăn quá no
  • Khi đến điểm tiêm chủng cha mẹ và các em cần phải áp dụng biện pháp 5 k cũng như tuân thủ theo sự hướng dẫn của cán bộ nhân viên y tế.

Sau khi tiêm vắc xin phòng ngừa covid 19

Sau khi tiếm vắc xin phòng ngừa covid cho trẻ, cha mẹ cần phải lưu ý đến các vấn đề:

  • Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để nhân y tế theo dõi. Nếu không có dấu hiệu bất thường, cha mẹ có thể cho trẻ về. Nhưng nếu có dấu hiệu bất thường như: đau đầu; nôn ói; hoa mắt chóng mặt… cần báo ngay cho cán bộ y tế.
  • Khi về nhà, cần cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh
  • Trong 3 ngày đầu sau khi tiêm nên tập luyện thể dục thể thao một cách nhẹ nhàng điều độ
  • Cần cho trẻ uống nhiều nước như nước lọc; nước hoa quả ép; nước cam
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ; nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả tươi có hàm lượng vitamin C cao.

  • Nếu như trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế
  • Tuyệt đối không đắp bất cứ vật nào lên vị trí vết tiêm
  • Cần vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ
  • Nên cho trẻ ở nơi khô thoáng, không được bí bách
  • Tuyệt đối không cho trẻ uống nước ngọt, nước có ga hoặc cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ

Khi nào cần cho trẻ nhập viện

Sau khi tiêm  vắc xin ngừa covid 19, nếu cha mẹ thấy trẻ có một trong những triệu chứng dưới đây. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để được bác sĩ thăm khám, có biện pháp khắc phục kịp thời hiệu quả:

  • Trẻ lừ đừ, mất dần ý thức
  • Trẻ quấy khóc, bỏ bữa, không bú mẹ
  • Ngực đau
  • Mồ hôi vã ra nhiều
  • Sốt cao uống thuốc không hạ
  • Da của trẻ bị phát ban
  • Môi, da bị tím tái

Biện pháp phòng ngừa covid 19 cho trẻ

Để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em, những người lớn trong gia đình cần phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp bảo vệ an toàn cho trẻ.

 

Dưới đây là một số lưu ý giúp phòng ngừa COVID 19 cho trẻ em hiệu quả:

  • Cho trẻ tiêm phòng vắc xin ngừa covid 19
  • Hạn chế tiếp xúc và tránh đến những nơi đông người
  • Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ
  • Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm tăng cường đề kháng
  • Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, cốc uống nước.
  • Rửa tay thường xuyên, vệ sinh mũi họng đúng cách
  • Sử dụng khẩu trang y tế
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng và một số mũi tiêm quan trọng khác

Người xưa từng nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì thế trước diến biến dịch covid đang ngày một phức tạp và nguy hiểm như hiện nay. Việc phòng tránh bệnh cho trẻ là vô cùng cần thiết. Nếu không may trẻ bị nhiễm covid 19, cha mẹ cần bình tĩnh, liên hệ với các cán bộ y tế để được hướng dẫn cụ thể chi tiết. Giúp trẻ nhanh hồi phục, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Bình luận của bạn