Trẻ bị sốt xuất huyết cha mẹ chăm sóc như thế nào? Tìm hiểu ngay

Trẻ bị sốt xuất huyết cha mẹ chăm sóc như thế nào? Để bệnh nhanh khỏi, cơ thể của trẻ nhanh hồi phục. Hiện nay tỷ lệ trẻ bị sốt xuất huyết đang ngày một tăng, khi bị nhiễm bệnh trẻ luôn ở trong tình trạng mệt mỏi bơ phờ. Nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc sẽ khiến bệnh nặng hơn. Đồng thời còn làm cho trẻ phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết khi trẻ bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần lưu ý cách chăm sóc cho trẻ tại nhà như sau:

Theo dõi tình trạng bệnh của con

Trường hợp trẻ bị sốt nếu không quá 38,5 độ C, cha mẹ cần chườm ấm, mặc quần áo khô thoáng cho trẻ. Nếu như trẻ bị sốt 38,5 độ C cha mẹ cần cho con uống thuốc hạ sốt.

Trường hợp sau khi uống thuốc hạ sốt không đỡ cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Tuyệt đối không được nghe theo kinh nghiệm mách bảo để chữa mẹo hoặc dùng thêm các loại thuốc khác.

Sau khi trẻ uống thuốc hạ sốt nhiệt độ giảm, cha mẹ vẫn phải theo sát con một cách chặt chẽ 24/24 giờ. Cứ vài giờ đồng hồ cha mẹ đo nhiệt độ cho trẻ.

Cha mẹ phải theo dõi sát vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh là khi trẻ hết sốt (từ 3-6 ngày), trẻ có thể trở nặng và sốc. Nếu không được phát hiện kịp thời dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối. Không nên để trẻ chơi đùa nhiều và tránh mặc nhiều áo quần hay ủ kín trẻ.

Trong quá trình sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc hạ sốt là một trong những cách được bác sĩ kê đơn khi trẻ bị sốt xuất huyết sốt trên 38,5 độ. Thuốc hạ sốt cho trẻ chủ yếu là loại paracetamol đơn chất với liều lượng từ 10 – 15mg/kg . Cứ 6 giờ/lần nếu trẻ vẫn còn sốt cao, sau khi uống thuốc hạ nhiệt 1 giờ, cần đo lại nhiệt độ.

Cha mẹ tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ vì thuốc sẽ làm rối loạn đông máu. Gây chảy máu kéo dài rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ .

Trẻ bị sốt cao trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ bị mất nước và các chất điện giải kèm theo, dẫn đến rối loạn thần kinh, thậm chí co giật. Do đó, cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc oresol để bù đắp lượng nước bị mất do sốt. Ngoài ra, nên cho trẻ uống thêm nước cam, chanh tươi để có vitamin C.

Về dinh dưỡng

Cha mẹ cần cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như: cháo dinh dưỡng, súp rau củ, sữa uống các loại…Bên cạnh đó cần kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp trẻ mau lành bệnh. Trường hợp trẻ ăn ít hoặc bị nôn thì cần cho trẻ ăn nhiều bữa để cung cấp đủ năng lượng tránh bị suy dinh dưỡng.

Cần tránh các loại thức ăn có nhiều mỡ. Trẻ đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú thêm số lần và kéo dài thêm thời gian. Cần dùng thêm sữa để cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ.

Trẻ bị sốt xuất huyết cha mẹ không nên làm việc gì?

Bên cạnh những việc cần phải làm kể trên. Cha mẹ cũng không nên làm việc này khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết:

  • Không cạo gió, cắt lể vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.
  • Không cho trẻ uống những loại nước có màu, có ga, nước ngọt. Trong những loại nước uống này có chứa nhiều thành phần hóa học. Khiến bác sĩ dễ nhần lẫn bệnh của trẻ trong quá trình chuẩn đoán bệnh.
  • Không cho trẻ truyền dịch tại  phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện. Bởi có thể sẽ khiến bệnh trở nặng và kéo dài, dễ gây phù nề, suy tim nặng…
  • Không được tự ý dùng kháng sinh vì sốt xuất huyết là sốt do virus nên kháng sinh không có tác dụng. Chỉ được dùng kháng sinh khi có bội nhiễm và do bác sĩ chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc.

Biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết cho trẻ

 

  • Vệ sinh nơi ở, môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
  • Diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách đậy kín các dụng cụ có chứa nước.
  • Tiêu diệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi.
  • Cho trẻ mặc quần áo dài tay.
  • Ngủ trong màn, giăng mùng, kéo rèm (kể cả ban ngày).
  • Sử dụng bình xịt diệt muỗi, nhang hương chống muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
  • Cho trẻ bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
  • Tích cực phối hợp với cấp chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết định kỳ.
  • Khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn