Nhiễm trùng vết thương mổ: Nguyên nhân gây tử vong của phụ nữ sau sinh

nhiem trung vet thuong mo

Nhiễm trùng vết thương sau khi phẫu thuật không chỉ ảnh hưởng đến các cơ mô, những bộ phần gần vết thương mà còn biên chứng nặng nề như: viêm mô tế bào, viêm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn uốn ván, viêm tủy xương,…thậm chí gây tử vong nếu không kịp thời xử lý.

Tại Việt Nam trong tổng số 2 triệu người phẫu thuật hàng năm có khoảng 5 – 10% người bị nhiễm vết thương mổ. Đây là một loại nhiễm khuẩn thường gặp nhất hiện nay, đặc biệt xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh mổ.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến nhiễm trùng vết mổ. Có giải pháp nào khắc phục, hạn chế tình trạng này xảy ra. Vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài chia sẻ dưới đây, cùng tìm hiểu về nó nhé !

Nhiễm trùng vết thương là gì?

Nhiễm trùng vết thương hay còn được gọi là nhiễm trùng vết mổ hoặc nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật.

Đây là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào vết thương sau khi mổ. Nhiễm trùng vết thương phẫu thuật được chia thành từng cấp độ nặng nhẹ khác nhau như:

  • Nhiễm trùng nông một phần
  • Nhiễm trùng sâu một phần
  • Nhiễm trùng vào nội tạng

Nguyên nhân dẫn đến vết mổ bị nhiễm trùng

Thông thường nhiễm trùng vết mổ xảy ra 2 tuần sau khi bạn phẫu thật. Do vi khuẩn Staphylococcus aureus và một số loại staphylococci xâm nhập vào vết mổ.

Việc bạn có bị nhiễm trùng vết thương mổ hay không còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Vị trí phẫu thuật;
  • Loại hình phẫu thuật;
  • Điều kiện phẫu thuật;
  • Hệ miễn dịch của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh hậu sản sau sinh sớm nhất

Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương

Trong những trường hợp sau có nguy cơ rất cao vết thương bị nhiễm trùng:

  • Phẫu thuật lại ở vùng đã từng phẫu thuật;
  • Phẫu thuật phức tạp như thay khớ gối, đặt van tim nhân tạo, phẫu thuật chữa suy hô hấp;
  • Lưu thông máu kém;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Béo phì;
  • Người bệnh lớn tuổi;
  • Suy dinh dưỡng;
  • Vệ sinh kém;
  • Hút thuốc trước khi phẫu thuật.

Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín đúng cách

Triệu chứng của nhiễm trùng vết thương

Khi nào thì bạn biết rằng vết thương của mình đã bị nhiễm trùng:

  • Khó chịu: Cơ thể mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ nhiều hơn,…Những biểu hiện này cũng xảy ra ngay sau khi phẫu thuật nhưng tình trạng cải thiện hơn. Còn đối với người bị nhiễm trùng tình trạng này ngày một nặng
  • Sốt: Khi bị nhiễm trùng người bệnh bị sốt kèm cảm giác ớn lạnh, mất nước và đau đầu.
  • Vết thương nóng và cứng: viêm dưới da làm vết mổ cứng hơn. Chạm vào vết thương có thể cảm thấy nóng do các tế bào máu chống nhiễm trùng di chuyển đến chỗ nhiễm trùng.
  • Vết thương chảy dịch mủ và có mùi hôi.
  • Cảm thấy đau, sưng đỏ ở vết thương hoặc gần chỗ đó
  • Vết thương có sự thay đổi màu sắc và lan rộng ra

Khi có các dấu hiệu trên bạn cần liên hệ sớm với bác sĩ để được xử lý nhiễm trùng càng sớm càng tốt.

Biến chứng do nhiễm trùng vết thương mổ

Nếu không sớm khắc phục tình trạng nhiễm trùng vết thương sau khi mổ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng huyết chúng làm tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể người bệnh và khiến cơ thể bạn bị suy yếu nhanh chóng.

Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng huyết dưới đây thì cần đến gặp bác sĩ ngày:

  • Sốt trên 38 độ hoặc giảm thân nhiệt xuống dưới 36 độ
  • Nhịp tim tăng nhanh 90 nhịp/ phút
  • Nhịp thở nhanh trên 20 nhịp/ phút
  • Xét nghiệm máu thấy giảm số lượng tiểu cầu
  • Tinh thần không ổn định
  • Sốc nhiễm trùng.

Giải pháp nào khi vết thương bị nhiễm trùng

Tùy thuộc vào vị trí vết thương, mức độ nhiễm trùng bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Sức khỏe và hệ đề kháng của người bệnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Dưới đây là một số biện pháp được các bác sĩ thực hiện:

  • Đầu tiên rất quan trọng là cần làm sạch vết thương, thay gạc nhiều lần trong ngày.
  • Bôi thuốc kháng sinh để giảm nhiễm trùng, giảm đau và sưng
  • Sử dụng liệu pháp oxy để làm vết thương nhanh lành.
  • Phẫu thuật trong trường hợp các mô chết hoặc nhiễm trùng hoặc loại bỏ dị vật trong vết thương.

Những thói quen sinh hoạt và lối sống tốt có thể làm vết thương mổ nhanh lành và hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết thương.

  • Chăm sóc vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ. Làm sạch vết thương với các dung dịch được chỉ định. Sau đó nhẹ nhàng lau khô vết thương và che bằng gạc nếu cần thiết. Chú ý che chắn vết thương khi đi tắm tránh dây nước bẩn vào vết thương.
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng và tiếp xúc với vết thương khi không cần thiết.
  • Ăn các thực phẩm tốt để vết thương mau lành bao gồm: thịt nạc, cá, trái cây, sữa ít béo, kiêng những thực phẩm gây ngứa ngáy và lở loét vết thương như thịt bò, hải sản.
  • Sử dụng đúng các loại thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nếu đang mắc tiểu đường hay huyết áp là nhân tố khiến vết thương lâu lành thì cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Không hút thuốc lá: Khói thuốc chứa các chất độc hại có thể làm vết thương lâu lành.

Khí sau sinh là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách khắc phục

Trên đây là những thông tin lý giả vì sao xảy ra nhiễm trùng vết thương và cách nhận biết cũng như điều trị tình trạng này. Hy vọng bạn đã bỏ túi cho mình những thông tin hữu ích áp dụng khi cần phẫu thuật.

Bình luận của bạn