Thời gian gần đây tỷ lệ trẻ bị chân tay miệng đang ngày một tăng. Tuy nhiên, có nhiều phụ huynh do kiến thức về bệnh còn hạn chế. Vì thế, thường chậm trễ trong việc đưa trẻ đi thăm khám và điều trị. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ bị chân tay miệng cha mẹ cần lưu ý điều gì?
Chị Thảo- Gia Lâm chia sẻ: Con trai chị năm này được 5 tuổi. Hai hôm trước chị thấy lòng tay của bé xuất hiện một vài nốt đỏ. Chị chủ quan nghĩ rằng con bị ngứa do con gì cắn. Cho nên chị chỉ lấy thuốc bôi cho con. Đến khi các nốt đỏ này xuất hiện nhiều ở mông, thâm chí là cả ở miệng. Chị mới đưa con đi khám bác sĩ thì được chẩn đoán là bị chân tay miệng. Bác sĩ yêu cầu chị Thảo cho con nhập viện để điều trị.
Chân tay miệng là một bệnh lý dễ lây nhiễm thông qua dịch nhờn từ các nốt mụn; nước bọt và dịch mũi. Bệnh do siêu vi trùng Enterovirus 71 và Coxsackieviruses A16 gây ra. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh lý này nhất.
Khi trẻ bị chân tây miệng sẽ có các dấu hiệu:
Bệnh chân tay miệng nếu như không phát hiện sớm, xử lý đúng cách. Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm rất khó lường như gây viêm não; viêm phổi, thậm chí là còn đe dọa đến tính mạng của trẻ nhỏ.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: bệnh chân tay miệng ở trẻ rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm họng; viêm màng não…. Vì thế, cha mẹ cần hết sức lưu ý quan tâm và để ý trẻ trong quá trình chăm sóc.
Phần lớn trẻ bị chân tay miệng sẽ tự khỏi sau 3-4 ngày mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh sẽ chuyển biến nặng gây ra các biến chứng như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não…
Cho nên khi thấy trẻ có các dấu hiệu nêu trên, kèm theo hiện tượng sốt cao liên tục trong 2 ngày không hạ; trẻ đi ngoài, thường xuyên nôn ói; khó khăn khi ngủ… cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả. Làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Trong quá trình điều trị cha mẹ cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ như sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Tuyệt đối không tự ý thay đổi đơn thuốc, không bỏ điều trị giữa chừng.
Bên cạnh đó cha mẹ cần phải:
Cha mẹ nên vệ sinh răng miệng cho con một cách nhẹ nhàng. Nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý để không làm lớp niêm mạc ở miệng của trẻ bị tổn thương
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh chân tay miệng ở trẻ. Cùng với đó là những lưu ý cha mẹ cần phải làm khi phát hiện trẻ bị mắc bệnh. Mong rằng sẽ hữu ích với quý phụ huynh. Từ đó, có những thông tin hữu ích trong việc bảo vệ và chăm sóc cho trẻ.