Cơn đau bụng đẻ giả và những dấu hiệu nhận biết đau bụng đẻ giả

con dau bung de gia va nhung dau hieu dau bung de gia

Cơn đau bụng đẻ giả hay còn được gọi là Braxton Hicks đây là dấu hiệu co giãn tử cung liên tiếp chuẩn bị “vượt cạn”. Tuy nhiên điều này khiến nhiều mẹ bầu lầm tưởng cơn đau bụng đẻ thật và đến bệnh viện nhưng lại phải quay về. Vừa tốn chi phí nhập viện vừa khiến thai phụ và người nhà hoang mang.

Để giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về tình trạng này. Bài chia sẻ hôm nay Feedlife.net sẽ cung cấp cho các mẹ hiểu cơn đau bụng đẻ giả là gì và những dấu hiệu nhận biết cơn đau bụng đẻ giả và cơn đau bụng đẻ thật. Cùng tìm hiểu nhé!

Cơn đau đẻ giả là gì?

Theo các chuyên gia về Sức khỏe sinh sản Sản phụ khoa cho biết cơn đau bụng đẻ là những cơn gò sinh lý. Đây là biểu hiện cảnh báo thai phụ sắp bước vào thời kỳ chuyển dạ thật.

Những cơn gò sinh lý này sẽ xuất hiện thường xuyên vào cuối thai kỳ. Do đó, mẹ bầu cần chú ý theo dõi phân biệt cơn đau bụng đẻ thật và cơn đau bụng đẻ giả.

Cơn đau bụng đẻ giả có nguy hiểm không?

Những cơn gò này khiến thai phụ khó chịu, nó có thể xảy ra khi thai nhi hoạt động trong bụng hoặc mẹ chạm vào bụng.

Nó cũng có thể chuyển động khi nước tiểu tích tụ trong bàng quang hoặc sau khi mẹ quan hệ tình dục.

Những cơn đau bụng đẻ giả chỉ gây ra những cơn gò chứ không có tác dụng làm giãn tử cung như những cơn gò khi sinh.

Theo các bác sĩ, những cơn gó giúp lưu thông máu đến thai nhi. Mặc dù nhiều mẹ cảm thấy cơn đau đớn khi cơn gò tăng lên.

Nhưng những cơn đau chuyển dạ còn đáng sợ hơn. Lo lắng, bồn chồn sẽ khiến cơn đau tăng lên nhiều hơn. Lúc này mẹ nên chú ý nghỉ ngơi và giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống vì lợi ích của cả mẹ và bé.

Dấu hiệu đau bụng đẻ, bà bầu sắp chuyển dạ sắp sinh

Những dấu hiệu nhận biết cơn đau bụng đẻ giả?

Những cơn đau đẻ giả thường xuất hiện ở tuần 37 trở đi. Để phân biệt giữa cơn đau đẻ giả và cơn đau chuyển dạ thật, các mẹ hãy chú ý theo dõi một số dấu hiệu sau:

Co thắt giả không thể đoán trước

Những cơn co thắt giả thường đến trong khoảng thời gian không đều và khác nhau về thời gian và cường độ.

Mặc dù ban đầu các cơn co thắt chuyển dạ thực sự có thể không đều. Nhưng theo thời gian chúng bắt đầu đến theo chu kỳ đều đặn và ngắn hơn, ngày càng dữ dội hơn và kéo dài hơn.

Với chuyển dạ giả, cơn co thắt có nhiều khả năng tập trung ở vùng bụng dưới của mẹ. Với chuyển dạ thực sự, cơn đau có thể bắt đầu ở lưng dưới và cung quanh bụng của mẹ.

Các cơn co thắt chuyển dạ giả có thể tự giảm dần khi bạn bắt đầu dừng một hoạt động hoặc khi bạn thay đổi vị trí. Các cơn co thắt chuyển dạ thực sự vẫn tồn tại và tiến triển bất kể bạn làm gì.

Đôi khi cách duy nhất để chắc chắn có phải bạn chuyển dạ thật hay không? Chính là việc bạn phải đi thăm khám, các bác sĩ có thể kiểm tra xem cổ tử cung của bạn có thay đổi để chuẩn bị chuyển dạ không.

Cách xử lí khi cơn co thắt xuất hiện?

Những mẹ bầu mang thai lần đầu, chắc hẳn rất lo lắng khi gặp những cơn đau co thắt do thai nhi xoay người hoặc đạp trong thời gian mang thai.

Nhưng đối với những trường chưa được 37 tuần. Thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế ngay lập tức để loại trừ chuyển dạ sinh non.

Đến tuần 37 các cơn co thắt chuyển dạ giả có thể là một lực cản thực sự, làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, khiến bạn mệt mỏi và cáu kỉnh.

Bạn có thể đi bộ để hít thở không khí điều này rất tốt cho quá trình mang thai và sinh nở, đôi khi nó còn giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy lo lắng, tự hỏi khi nào chuyển dạ thực sự sẽ bắt đầu.

Lúc này, nên uống nhiều nước, ăn uống nhẹ và tập các bài tập dành cho bà bầu để có thể dễ chịu, giảm cơn đau và sẵn sàng cho kỳ chuyển dạ sắp tới.

Khi nào mẹ cần nhập viện ngay?

  • Âm đạo xuất hiện máu đỏ tươi;
  • Các cơn co thắt mạnh kéo dài;
  • Vỡ nước ối;
  • Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng;
  • Chuột rút;
  • Em bé không chuyển động hơn 6 lần trong 1 giờ.

Đau bụng chuyển dạ giả và đau bụng đẻ thật có sự tương đồng với nhau và khiến mẹ bầu lo lắng.

Dù là bất kỳ thời gian nào trong giai đoạn thai kỳ, hãy chú ý theo dõi những chuyển động của thai nhi và bổ sung kiến thức cần thiết, nếu có bất ổn hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.

Hi vọng mẹ bầu với thông tin chia sẻ của chúng tôi trên đây, sẽ chuẩn bị thật tốt cho quá trình chuyển dạ và giữ sức khỏe tốt cho mẹ cùng bé.

Bình luận của bạn