Trẻ bị thủy đậu- rubella- sởi chăm sóc như thế nào?

Thủy đậu, rubella, sởi ở trẻ nhỏ nếu như không điều trị sớm, chăm sóc đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế,  trẻ bị thủy đậu, rubella, sởi chăm sóc như thế nào? Là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi hiện nay tỷ lệ trẻ nhỏ bị mắc thủy đậu, rubella, sởi đang ngày một tăng.

Hiện nay, thủy đậu, rubella, sởi là bệnh lý chưa có thuốc để điều trị. Để giảm thiểu nguy cơ bị mắc bệnh thủy đậu, rubella, sởi ở trẻ, các bậc phụ huynh cầm tiêm phòng vắc xin cho trẻ một cách đầy đủ.

Dưới đây là một số hướng dẫn các bậc phụ huynh chăm sóc cho trẻ khi trẻ bị thủy đậu, rubella, sởi:

Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị

Sởi, thủy đậu, rubella là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh không cần dùng cũng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển biến nặng bị bội nhiễm các bác sĩ chuyên khoa sau khi thăm khám mới kê toa thuốc để điều trị.

Không tự ý điều trị cho trẻ bằng thuốc kháng sinh

Do đó, khi trẻ bị mắc Sởi, thủy đậu, rubell, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị. Thay vào đó, cha mẹ cần cho con đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.

Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ

 Để các nốt ban đỏ do thủy đậu, sởi, rubella không bị nhiễm trùng, bệnh ngày một nặng hơn. Cha mẹ cần vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, bởi trong các nốt ban đỏ có chứa dịch virus. Khi các nốt ban đỏ bị bội nhiễm sẽ nhanh chóng lây lan sang người có tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người khác

 Thủy đậu, rubella, sởi là những bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Vì thế, để bệnh không lây lan, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người khác.

Nên cho trẻ nằm ở phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời trong 7 – 10 ngày kể từ khi phát bệnh cho đến khi bệnh hồi phục hoàn toàn.

Cho trẻ dùng riêng đồ dùng sinh hoạt cá nhân

 Khăn mặt, bàn chải đánh răng, chén, bát, đũa, cốc, v.v… của trẻ có thể chứa virus gây bệnh. Vì thế, các thành viên trong gia đình tuyệt đối không được sử dụng chung vật dụng cá nhân hàng ngày với trẻ.

Bên cạnh đó, các vật dụng cá nhân sinh hoạt hàng ngày của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ và được tiệt trùng.

Giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ

Trẻ bị thủy đậu, sởi, rubella cần phải kiêng nước lã và gió. Vì thế, cha mẹ nên dùng nước sôi để nguội để tắm và vệ sinh cho trẻ hàng ngày. Hơn nữa, không được nhốt trẻ trong phòng kín. Thay vào đó, cha mẹ nên cho trẻ ở trong không gian thoáng mát.

Nên thay quần áo hàng ngày cho trẻ, tuyệt đối không được mặc quần áo bó sát. Nên mặc quần áo rộng rãi được làm bằng chất liệu coton để tạo sự khô thoáng cho trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ cần cắt móng tay cho bé sạch sẽ, tránh để bé gãi vào nốt ban đỏ để khiến vết xước ngày một nghiêm trọng, bệnh ngày nặng hơn.

Vệ sinh mũi – họng hàng ngày

Để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn ở trẻ. Cha mẹ cần sử dụng dung dịch muối sinh lý 0,9% để vệ sinh mũi – họng cho bé hàng ngày.

Bổ sung dinh dưỡng cần thiết

Cha mẹ cần giúp trẻ nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, xay nhuyễn có đầy đủ chất dinh dưỡng như: cháo, súp, sữa…. Trong trường hợp trẻ mệt, không muốn ăn hoặc ăn ít. Cha mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày giúp trẻ dễ tiêu hóa.

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đừng quên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin. Đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng cho bé.

Uống nhiều nước

Giống với các trường hợp nhiễm virus khác. Khi trẻ bị thủy đậu, sởi hoặc rubella cha mẹ cần bổ sung đủ nước cho cơ thể bé. Giúp cơ thể trẻ có thể bài tiết, nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên.

Chấm thuốc ở các nốt ban

Trường hợp trẻ bị thủy đậu khi các nốt ban bị vỡ. Cha mẹ có thể dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt ban bị vỡ. Giúp vết ban se lại đồng thời ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng để nốt phỏng nước khô nhanh.

Nốt thủy đậu ở trẻ khi bị vỡ có thể chấm bằng thuốc Methylene

Lưu ý: trong trường hợp trẻ bị sốt cao, ngủ li bì, bỏ ăn, tự nhiên chảy nước mắt… cha mẹ tuyệt đối không tự điều trị. Cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị sớm.

Bình luận của bạn