Dấu hiệu nhận biết bệnh hậu sản sau sinh sớm nhất

Hậu sản sau sinh một trong những triệu chứng khiến nhiều chị em lo sợ. Bởi hậu sản sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Việc tìm hiểu những dấu hiệu bệnh hậu sản sau sinh sớm giúp chị em sớm khắc phục 

Phụ nữ sau khi sinh là thời kỳ cần được chăm sóc đầu đủ nhất do những tổn thương của cơ thể đang rất nhiều và rất dễ bị bệnh.

Một trong số những loại tổn thương sau sinh là những bệnh hậu sản sau sinh có thể gây nhiều biến chứng.

Vì vậy các mẹ nên tham khảo một số dấu hiệu của bệnh, các bệnh hậu sản thường gặp để tìm cách ngừa và phòng tránh cần thiết nhé

dau hieu hau san sau sinh

Hậu sản sau sinh là gì? Nguyên nhân do đâu?

Thời kỳ 4 – 6 tuần sau khi sinh được gọi là hậu sản sau sinh. Hậu sản sau sinh là những bệnh thường có ở khoảng 15 – 20% bà mẹ sau sinh. Một số nguyên nhân có thể gây hậu sản sau sinh cho các bà mẹ là do:

  • Căng thẳng thần kinh và stress tâm lý;
  • Thiếu ngủ, tâm lý bị đè nặng;
  • Không có sự chăm sóc cẩn thận;
  • Vận động quá sức.

Dấu hiệu bị hậu sản sau sinh

Hầu như sau khi sinh sản phụ nào cũng rơi vào trạng thai căng thẳng, mệt mỏi, những tổn thương tâm lý,…

Điều này đã tạo điều kiện cho các bệnh hậu sản phát sinh. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh sớm nhất như:

  • Nhạy cảm với mọi lời nói và hành động xung quanh;
  • Cơ thể luôn mệt mỏi và mất sức;
  • Thiếu sữa và stress khi chăm con, hoang mang, lo lắng và luôn thấy không ổn;
  • Dễ cáu gắt, suy sụp tinh thần;
  • Chán ăn, không thể ăn được gì;
  • Không dám ở một mình, đôi khi bị ảo giác.

Nếu những triệu chứng này kéo dài trong một thời gian thì các mẹ nên đến ngay các bệnh viện hoặc phòng khám tư nhân để được giúp đỡ và tư vấn tâm lý.

Một số loại bệnh hậu sản thường gặp và dấu hiệu

Băng huyết

Băng huyết là hiện tượng khi sinh con máu của sản phụ chảy không ngừng và không thể dừng lại được. Đây là một trong những nguyên nhân có thể khiến người mẹ tử vong sau khi sinh con.

Có thể do chuyển dạ kéo dài, hoặc sót rau buồng trước, nhiễm khuẩn ối, đã sinh nở nhiều lần, tử cung có vấn đề, thiếu máu, cao huyết áp, dây rau ngắn, đỡ đẻ sai,…nên sản phụ bị băng huyết.

Khi đang mắc triệu chứng này sản phụ sẽ bị choáng não, mạch nhanh, vã mồ hồi lạnh, huyết áp giảm nhanh chóng.

Đôi khi băng huyết sẽ không xảy ra ngay sau khi em bé ra khỏi cơ thể mà có thể sau 30 phút hoặc 1 tiếng mới xảy ra.

Đây là một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng nên nếu có biểu hiện bất thường bạn nên báo ngay với bác sĩ.

Tử cung đau nhức

Sau sinh nếu có triệu chứng đau bụng dưới mạnh, tử cung có những cục máu đông hoặc sản dịch… chính vì thế chúng co bóp để đẩy những vật dư thừa này ra.

Những người sinh lần đầu thường ít gặp các vấn đề này hơn so với những người đã sinh con thứ hai.

Với các cơn đau kéo dài, sản phụ cần dùng thuốc giảm đau để tránh co thắt quá mạnh, thông thường sau khi sinh sản phụ sẽ đỡ đau co thắt tử cung trong 3 ngày.

Nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản là hiện tượng đường sinh dục bị nhiễm khuẩn. Theo đó các loại vi khuẩn này có thể xuất phát từ cơ thể sản phụ, người xung quanh, dụng cụ đỡ đẻ, thủ thuật mổ lấy thai…

Nhiễm trùng vết thương mổ: Nguyên nhân gây tử vong của phụ nữ sau sinh

Nếu trong quá trình sinh đẻ sản phụ thiếu dinh dưỡng, chuyển dạ kéo dài, thiếu máu, hay nhiễm độc thai nghén, vỡ ối sớm, ứ sản dịch, viêm cổ tử cung … thì chắc chắn khả năng bị nhiễn khuẩn hậu sản sẽ lên đến 90%.

Các triệu chứng của bệnh này là sốt cao, có mủ ở chỗ viêm nhiễm, tiết dịch hôi, không thể ăn uống, huyết áp tụt nhanh chóng,…

Ngoài những bệnh này còn khá nhiều bệnh hậu sản khác mà bạn cần chú ý như:

Stress, mất ngủ sau sinh

Hầu hết phụ nữ sau sinh đều gặp phải trạng thái căng thẳng, kiệt sức và rối loạn giấc ngủ sau khi sinh, đây là vấn đề lớn cần được giải quyết hoặc kéo dài dai dẳng. Đây là một trong những bệnh hậu sản sau sinh thường gặp nhất

  • 54% phụ nữ cho biết họ cảm thấy căng thẳng trong hai tháng đầu tiên. Trong đó có 17% ​​coi căng thẳng là dấu hiệu nguy hiểm và 34% cho rằng vấn đề này kéo dài ít nhất sáu tháng.
  • 51% phụ nữ bị kiệt sức về thể chất trong hai tháng đầu, bao gồm 16% cho rằng đó là vấn đề lớn và 27% nói rằng vấn đề này kéo dài ít nhất 6 tháng.
  • 58% bà mẹ cho biết họ mất ngủ trong hai tháng đầu, trong đó có 21% bị ảnh hưởng nghiệm trọng và 30% cho vấn đề này kéo dài ít nhất 6 tháng.

Trầm cảm

Chị em sau khi sinh rất cần được quan tâm, an ủi. Nếu người chồng và gia đình không tâm lý khả năng cao chị em sẽ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Nếu như phát hiện sớm bác sĩ tư vấn và điều trị tinh thần sẽ được cải thiện.

Mất cân bằng dinh dưỡng

Sau khi sinh con ở phụ nữ thường có 2 trường hợp một là ngày càng béo lên và còn lại là sút cân nghiêm trọng.

Sau sinh do lượng mỡ thừa của cơ thể khiến nhiều chị em mất tự tin và không dám mặc đồ như xưa.

Họ trở nên tự ti hơn tự làm mất cân bằng dinh dưỡng của bản thân để giảm cân. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự ở những mẹ bỉm sữa bị giảm cân sau sinh.

Bệnh trĩ sau thời kỳ hậu sản

Trong thời gian mang thai khá nhiều chị em mắc phải bệnh trĩ, hiện tượng này có khả năng nặng hơn sau sinh.

Bởi vì trong lúc sinh mẹ bầu phải rặn đẻ, dùng sức này sẽ khiến bệnh nặng hơn. Sau 2-3 tuần sau sinh búi trĩ sẽ to lên khiến chị em có cảm giác đau, nhất là khi đi đại tiện

Nên làm gì khi bị hậu sản sau sinh?

  • Các mẹ nên bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm như chất béo, vitamin, bột đường và khoáng chất,…Để giúp chị em có một cơ thể khỏe mạnh đủ sữa cho con bú.
  • Bên cạnh đó, các mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp đủ vitamin và chất xơ cần thiết, giúp mẹ bầu giảm táo bón, bệnh trĩ sau sinh
  • Nên vận động thường xuyên bằng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,.. Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Đặc biệt là chị em nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng lo âu là điều cần thiết nhất. Để làm điều này các bạn nên chia sẻ công việc chăm trẻ cho chồng hoặc người thân. Từ đó có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Mặc dù việc nuôi con luôn bận rộn, mệt mỏi nhưng các bạn nên sắp xếp cho mình một khoảng thời gian thư giãn riêng để làm những việc mình thích như: nghe nhạc, chăm sóc da, tâm sự với bạn bè,..tránh mắc bệnh nhé.

Ngoài ra các bạn có thể truy cập vào chuyên mục Tin sức khỏe của chúng tôi để biết thêm nhiều tin tức sức khỏe chăm sóc mẹ và bé mới nhất nhé

Bình luận của bạn