Bị sốt 39 độ có nguy hiểm không?

sốt 39 độ

Sốt là phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch trong cơ thể đối với virust hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên khi thân nhiệt tăng hơn bình thường nhiều người lo lắng băn khoăn không biết sốt 39 độ có nguy hiểm không? Cần làm gì để hạ sốt nhanh

Vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp trong nội dung bài dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé

Thân nhiệt bình thường ở trẻ em và người lớn?

Nhiệt độ cơ thể bình thường đối với người lớn và trẻ em là 37 ° C. Nhưng nó cũng phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người có thể gây ra những dao động nhỏ tùy thuộc vào thời gian trong ngày. Nhiệt độ cơ thể bình thường sẽ được xác định bởi:

+ Tuổi của một người

+ Các hoạt động gần đây mà họ đã thực hiện (ví dụ, nếu bạn đã ở ngoài nắng rất lâu)

+ Thời gian trong ngày hay đêm

+ Phần cơ thể bạn lấy nhiệt độ từ (tai và dưới lưỡi thường được coi là chính xác hơn so với miệng và nách).

Nhiệt độ cơ thể trong khoảng 37-39 ° C được coi là sốt nhẹ. Nếu cơn sốt tăng cao từ 39-42 là sốt cao và trên 42,4 ° C, sốt rất nguy hiểm và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí là tử vong nếu để lâu dài.

Nguyên nhân khiến bạn bị sốt

  • Virus gây bệnh cúm, cảm lạnh thông thường hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Viêm amidan, nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi
  • Bệnh nhiệt đới như sốt rét hoặc thương hàn.
  • Đột quỵ nhiệt.
  • Khối u ác tính.

Nhiệt độ cơ thể sẽ cao hơn khi chống lại các vi khuẩn, khi bị nhiễm trùng. Vì vậy, với một số nguyên nhân phổ biến, cơn sốt nhẹ kéo dài một vài ngày và sẽ tự hết. Bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm đau.

Trường hợp sốt ở trẻ em phải được theo dõi rất cẩn thận. Do đó, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu thân nhiệt của trẻ cao hơn bình thường.

Triệu chứng thường gặp của sốt?

Một số triệu chứng của sốt như sau:

  • Đổ mồ hôi và rùng mình
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Chán ăn, buồn nôn.
  • Cơ thể mất nước.
  • Sốt cao, trường hợp sốt quá cao nhưng không được xử lý kịp thời có nguy cơ co giật và tổn thương não.
  • Hãy cẩn thận lưu ý phân biết sốt co giật và sốt động kinh

Sự thay đổi này tùy thuộc vào việc hoạt động của từng cá nhân hoặc thời gian khác nhau trong ngày. Thông thường, người cao tuổi có nhiệt độ thấp hơn so với người trẻ tuổi.

Cách xử lý tình trạng sốt tại nhà?

Sốt nhẹ hoặc hơi cao thì có thể tự khắc phục tại nhà, trước khi đến các cơ sở y tế. Người bệnh nên.

Uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể

Khi vẫn còn sốt cao, hãy uống nhiều nước. Mất nước khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, bị chuột rút, tụt huyết áp và thậm chí co giật. Tránh uống rượu, trà hoặc cà phê vì những thức uống này có thể khiến cơ thể mất nhiều nước hơn..

Uống thuốc hạ sốt

Nên uống Nurofen, Panadol để hạ sốt với điều kiện bạn không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong số đó. Nên uống đúng và đủ liều lượng theo chỉ định của các bác sĩ hoặc dược sĩ.

Mặc quần áo mỏng

Mặc quần áo mỏng, thoáng mát và ở trong phòng không nên đóng kín cửa. Bạn cũng không đắp chăn quá dày, tránh giữ giữ nhiệt quá mức có thể khiến cơn sốt kéo dài hơn.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể bạn lấy lại nhiệt độ cơ thể nhanh hơn bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch.

Tránh tắm vòi sen: Điều này có thể làm co mạch máu, giữ nhiệt cơ thể.

Trong hầu hết các trường hợp, sốt chỉ là cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng. Nhưng hãy chú ý theo dõi các triệu chứng liên quan, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nên đi thăm khám nếu các triệu chứng của bệnh phát triển nghiêm trọng hơn.

Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ sốt cao trên 48 tiếng hoặc cơn sốt cao trên 38 độ C kèm theo một số triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy cấp, cơ thể mệt mỏi, ngất lịm… Thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu, bởi để lâu sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Có thể bạn chưa biết giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của giá đỗ

Bình luận của bạn