Sử dụng cây mật gấu như thế nào để tránh rước họa vào thân

Cây mật gấu được biết đến là thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu như sử dụng cây mật gấu sai cách sẽ khiến bản thân rơi vào thực trạng lợi bất cập hại. Vậy sử dụng cây mật gấu như thế nào cho an toàn và hiệu quả?

Tác dụng của cây mật gấu với sức khỏe

Ngoài việc sử dụng để nấu ăn, cây mật gấu còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Trong đó có thể kể đến như:

  • Giảm huyết áp

Hàm lượng andrographolide trong cây mật gấu giúp hạ huyết áp. Nhai cây mật gấu tươi hoặc uống nước ép chiết xuất từ lá thường được biết là làm giảm mức độ đường trong máu và kiểm soát huyết áp do vị đắng.

  • Tốt cho xương và răng

Vitamin C là một khoáng chất chống oxy hóa mạnh có trong cây mật gấu có vai trò đặc biệt đối với cơ thể là duy trì xương và răng cũng như ngăn ngừa sự thiếu hụt liên quan đến vitamin thiết yếu này. Vitamin K duy trì xương khỏe mạnh và ngăn ngừa sự yếu của các mô xương được gọi là loãng xương.

  • Tăng cường trao đổi chất

Hàm lượng vitamin B1 được gọi là thiamine đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid, axit amin và glucose trong cơ thể con người.

Thiamine là một chất bổ sung chế độ ăn uống quan trọng từ cây mật gấu giúp oxy hóa các axit béo khác để tạo ra sự tổng hợp lipid.

  • Phòng chống bệnh ung thư

Sự hiện diện của đặc tính chống ung thư trong cây mật gấu phát huy hiệu quả ngăn ngừa hydatidiform, khối u trophoblastic và u phổi – mầm mống của bệnh ung thư.

Andrographolide và labdane diterpenoid của cây mật gấu có công năng phòng chống các gốc tự do hiệu quả, cản trở phát triển của ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt.

Sử dụng cây mật gấu sai cách rước họa vào thân

Mới đây, theo báo cáo kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn: Nguyên nhân khiến 8 người ở xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn bị ngộ độc. Là do ăn món lòng cá nấu với mật cá trắm và cây mật gấu.

Cây mật gấu là một trong những loại cây có chứa chất atropin và scopolamin. Đây là các tropane alkaloit của các cây thuộc họ cà (Solanaceae spp).

Các tropane alkaloit khi hấp thu lượng đủ lớn, sau 10- 30 phút, người ăn sẽ gặp phải các triệu chứng:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt, buồn nôn, nôn
  • Sinh ảo giác
  • Bị lú lẫn
  • Mạch yếu
  • Nhịp tim bất thường

Vì thế các chuyên gia thường khuyến cáo mọi người không được sử dụng các động, thực vật lạ; mật, nội tạng động vật có nguy cơ gây ngộ độc như cây mật gấu; nấm rừng…

Sử dụng cây mật gấu như thế nào cho an toàn?

Để bản thân không gặp phải các biến chứng nguy hại do sử dụng cây mật gấu sai cách gây ra. Các bạn cần phải nhớ những lưu ý cơ bản nhất dưới đây:

  • Trong cây mật gấu có chứa thành phần kháng sinh. Vì thế bạn không nên tự ý sử dụng, hay sử dụng quá thường xuyên kéo dài.
  • Khi mới bắt đầu sử dụng cây mật gấu, để cho cơ thể kịp làm quen thích ứng. Các bạn nên sử dụng với một liều lượng ít. Không được ngưng đột ngột các loại thuốc đặc trị.
  • Chưa có minh chứng nào khẳng định độ an toàn tuyệt đối của cây mật gấu với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Những người đang có thai hay mong muốn mang thai nên tránh sử dụng loại cây này. Bởi nếu dùng quá liều có thể dẫn đến sảy thai. Chính vì vậy, cần sự hướng dẫn của bác sĩ thì mới nên sử dụng loại thảo dược này.

  • Cây mật gấu có thể tương khắc với một số loại thuốc, thực phẩm hay các loại thực phẩm chức năng khác. Do đó, bạn phải nói rõ với bác sĩ khi kê đơn các loại thuốc mình đang sử dụng.
  • Có thể sắc nước từ rễ cây, thân cây và lá cây mật gấu để uống. Nước này sẽ có tác dụng thanh nhiệt thải độc, đặc biệt có thể dùng để giải nhiệt nhanh chóng nhất.
  • Do thành phần giúp hạ huyết áp. Chính vì vậy những người có huyết áp thấp không nên sử dụng. Tránh cho huyết áp xuống quá thấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân.
Bình luận của bạn