Vạch mặt 3 nguyên nhân gây bệnh sỏi mật nguy hiểm

Bệnh sỏi mật đang có xu hướng trẻ hóa. Nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh sỏi mật là một trong những biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe. Đồng thời làm giảm tỷ lệ người bị mắc bệnh một cách hiệu quả. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn bị sỏi mật cũng như biện pháp phòng tránh bệnh? tất cả sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, mỗi năm khoa phẫu thuật gan mật khám cho hơn 3.000 người bệnh có các bệnh lý về gan mật. Thực hiện gần 1.600 ca phẫu thuật, trong đó có tới hơn 1.000 ca liên quan đến bệnh lý sỏi mật.

Những năm gần đây bệnh viện thường xuyên tiếp nhận người bệnh từ 18-30 tuổi mắc sỏi mật. Thậm chí có trường hợp bệnh nhi mới 12 tuổi đã mắc sỏi mật.

Nguyên nhân khiến bệnh sỏi mật có xu hướng trẻ hóa là do:

Dịch mật bị mất cân bằng

Đây là nguyên nhân chủ đạo gây nên sỏi mật. Dịch mật bị mất cân bằng thường là do thành phần cholesterol hoặc  bilirubin trong cơ thể bị dưa thừa. Cụ thể:

Thành phần cholesterol quá dư thừa

Cholesterol chỉ chiếm 5% trong dịch mật nhưng lại có đến 75% nguyên nhân gây ra sỏi mật. Dư thừa cholesterol là nguyên nhân gây sỏi túi mật phổ biến nhất tại Việt Nam.

Thông thường cholesterol trong dịch mật sẽ được hòa tan nhờ sự có mặt của muối mật. Tuy nhiên khi cholesterol trong dịch mật quá nhiều, lượng cholesterol không được hòa tan sẽ chuyển thành dạng bùn mật. Nếu sự mất cân bằng trầm trọng hơn, các tinh thể cholesterol sẽ hình thành và tạo thành sỏi mật.

Khi bạn bị mắc các bệnh lý về gan hoặc cung cấp quá nhiều cholesterol cho cơ thể sẽ khiến cholesterol bị dư thừa

Suy giảm chức năng gan

Gan là nơi sản xuất ra dịch mật. Bình thường, trong dịch mật có chứa acid mật và lecithin với một lượng vừa đủ để hòa tan cholesterol. Nhưng nếu lá gan làm việc không tốt, tạo ra quá nhiều cholesterol hoặc quá ít lecithin và acid mật. Thành phần cholesterol sẽ không được hòa tan hết. Lâu dần sẽ tích tụ lại tạo thành sỏi mật.

Chế độ ăn uống giàu cholesterol

Nếu mỗi ngày bạn tiêu thụ quá nhiều cholesterol sẽ khiến cholesterol ở trong dịch mật bị dư thừa. Tạo điều kiện cho các sỏi túi mật hình thành và phát triển.

Bên cạnh đó, bạn bị sỏi mật còn là do bản thân bạn đang bị mắc các bệnh lý như: viêm ruột mãn tính; bệnh lý hồi tràng hay sử dụng thuốc tránh thai kéo dài.

Hàm lượng bilirubin ở trong dịch mật quá nhiều

Bilirubin là một sản phẩm phân hủy của tế bào máu hồng cầu. Khi hồng cầu già và chết đi, chúng sẽ chuyển hóa thành bilirubin. Tiếp đó được gan loại bỏ ra khỏi máu bằng cách bài tiết bilirubin vào trong dịch mật.

Nếu như bilirubin có trong dịch mật quá nhiều sẽ khiến gan hình thành sỏi. Lý do là bởi trong dịch mật có quá nhiều bilirubin. Khi bilirubin kết hợp với các thành phần khác như calci để tạo thành sắc tố hòa tan kém trong mật. Chúng kết tụ với nhau để tạo thành các hạt, tăng kích thước và cuối cùng hình thành nên sỏi sắc tố mật.

Giảm vận động đường mật

Khi đường mật của bạn lười vận động sẽ khiến cho dịch mật bị ứ trệ. Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần ở trong dịch mật lắng đọng và kết tụ thành sỏi.

Sự giảm vận động của đường mật gặp trong các trường hợp sau:

  • Người ít vận động, ngồi nhiều một chỗ
  • Người có chế độ ăn kiêng khem quá mức; kiêng hoàn toàn chất béo trong một thời gian dài
  • Nuôi ăn qua đường tĩnh mạch dài ngày
  • Sử dụng thuốc làm giảm co bóp cơ trơn.

Nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng

Khi giun, sán phát triển ở đường ruột “đi lạc” vào đường mật. Xác hoặc trứng của chúng sẽ trở thành nhân. Tạo điều kiện để sắc tố mật và calci bám vào, hình thành nên nhân sỏi. Đây là nguyên nhân gây sỏi ống mật chủ hoặc sỏi gan. Bệnh thường gặp ở những người có chế độ ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh.

Biện pháp phòng tránh bệnh sỏi mật

Sỏi mật là bệnh nguy hiểm, không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, còn khiến sức khỏe của người bệnh bị suy giảm. Để phòng tránh nguy cơ bị mắc bệnh, các bạn cần phải:

  • Hạn chế ăn những thức ăn giàu chất béo bão hòa và cholesterol
  • Hạn chế ăn quá nhiều bột đường cũng giảm nguy cơ mắc sỏi mật.
  • Ăn các chất béo tốt, chưa bão hòa
  • Nên dùng các loại thức ăn có tác dụng làm tăng nhu động cho đường mật như: sữa ít béo; rau quả tươi.
  • Nên ăn tối thiểu 500g rau một ngày.
  • Uống đủ nước
  • Hạn chế đồ uống có chất kích thích như rượu, cà phê.
  • Ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, vì mật được tiết ra liên tục. Khi chúng ta ăn đủ 3 bữa thì mật được tống xuống ruột để tiêu hóa thức ăn. Mật sẽ không có cơ hội lắng đọng tạo sỏi.
  • Tăng cường vận động cơ thể bằng việc tập thể dục thể thao đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Tránh giảm cân quá nhanh hoặc quá thừa cân
Bình luận của bạn