Người bị tiểu đường có nên ăn bánh trung thu không?

Bánh trung thu là  món bánh yêu thích của nhiều người trong dịp lễ trung thu. Trong đó, bao gồm cả những người bị béo phì. Vậy người bị tiểu đường có nên ăn bánh trung thu không? Câu trả lời sẽ được lý giải ngay trong bài viết dưới đây.

Tác động của bánh trung thu lên đường huyết

Bà Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết: thành phần chính của bánh trung thu gồm:

  • Bột mì
  • Đường
  • Nhân bánh…

Một chiếc bánh trung thu với trọng lượng khoảng 170 gam sẽ có khoảng 600 kcal/ chiếc. Ngoài ra trong chiếc bánh trung thu còn chứa nhiều dưỡng chất khác như: chất đạm (protein), chất béo (lipid); đường (glucid)….

Thêm vào đó, lượng bột đường trong trung thu bằng lượng bột đường có trong 1-2 chén cơm; cao gấp 1-2 lần lượng chất béo trong một bát phở bò. Lượng đường này lại ở dạng đường hấp thu nhanh nên dễ làm tăng lượng đường trong máu. Vì thế, người bị bệnh tiểu đường có nên ăn bánh trung thu không? là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Theo các chuyên gia: Người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn bánh trung thu. Tuy nhiên không được ăn bánh một cách tùy tiện. Bởi nếu như ăn không có kiểm soát sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Đường huyết bị rối loạn, sức khỏe bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân tiểu đường ăn bánh thế nào để đường huyết không tăng?

Bà Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết: người bị bệnh tiểu đường nếu muốn ăn bánh trung thu. Các bạn nên lựa chọn loại dành cho người bị tiểu đường, người ăn kiêng.

Tuy nhiên, những loại bánh trung thu không đường, bánh dành cho người ăn kiêng cũng gây hại nếu như bạn ăn quá nhiều. Do đó, để lượng đường trong cơ thể không tăng khi ăn bánh trung thu. Người bệnh  nên áp dụng cách ăn bánh nướng bánh dẻo như sau:

Bỏ khẩu phần tinh bột tương ứng trong ngày

Một nửa chiếc bánh dẻo hay bánh nướng có hàm lượng tinh bột, calo cùng với các dưỡng chất tương đối cao. Nó có thể bằng 1- 2 bát cơm, kết hợp cùng với các loại thực phẩm khác đi cùng.

Vì thế, khi bạn đã ăn bánh trung hay bánh nướng. Bạn cần cắt giảm khẩu phần cơm tương ứng với phần bánh bạn đã ăn. Như thế sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể không bị rối loạn.

Tăng thêm khẩu phần rau xanh trong bữa ăn

Rau xanh là một trong những loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ cao. Trong khi đó, chất xơ có công dụng là ngăn chặn quá trình tăng đường huyết sau khi ăn.

Vì thế, để kiểm soát lượng đường trong máu sau khi ăn bánh nướng hoặc bánh dẻo không bị tăng. Các bạn nên tăng cường rau xanh trong bữa ăn hàng ngày.

Tăng cường chế độ tập luyện

Việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày sẽ giúp cơ thể tiêu hoa bớt đi nguồn năng lượng. Vì thế, để giảm thiểu nguồn năng lượng do bánh dẻo, bánh nướng cung cấp cho cơ thể. Sau khi ăn bánh, các bạn nên tăng cường vận động.

Tuy nhiên, các bạn cần vận động một cách nhẹ nhàng, bài bản và khoa học. Tuyệt đối không vận động mạnh, vận động quá đà. Tránh khiến cơ thể bị tổn thương. Sau khi ăn bánh trung thu, các bạn có thể tiêu hoa bớt năng lượng bằng cách đi bộ.

Chú ý khẩu phần bánh khi ăn

Hầu hết bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường đều không biết cách kiểm soát đường huyết. Vì thế, để lượng đường huyết trong cơ thể không tăng cao. Người bị tiểu đường nên ăn phần bánh rất nhỏ, hoặc nếu được thì không nên ăn.

Lưu ý: khi ăn bánh trung thu, dù là miếng nhỏ nhưng bạn cũng nên kết hợp với nước trà. Nước trà có công dụng giúp cho hệ tiêu hóa của bạn trở nên tốt hơn, các chất béo trong cơ thể cũng sẽ không bị tích tụ.

Có thể thấy rằng, bánh trung thu dù là bánh dẻo hay bánh nướng thì lượng bột đường cùng với chất béo có trong bánh  đều là mối nguy hại đối với sức khỏe. Vì thế, những người bị mắc các bệnh lý về tiểu đường, huyết áp cao cần thận trọng trong quá trình ăn bánh.

Để thỏa mãn cơn thèm lại không làm đường huyết trong máu tăng. Các bạn có thể lựa chọn cho mình những chiếc bánh dẻo, bánh nướng dành cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, để sức khỏe không bị ảnh hưởng, các bạn nên tiêu thụ một lượng bánh rất nhỏ. Nếu được, không ăn thì càng tốt.

Bình luận của bạn