Bệnh động kinh có thể gây một số ảnh hưởng như gây nhầm lẫn, mất trí nhớ tạm thời, không kiểm soát hành động của tay chân, co giật và mất ý thức, để lại di chứng cho người bệnh. Một số dạng động kinh có ảnh hưởng đến gia đình, một số lại không. Vậy bệnh động kinh có di truyền không? Tỷ lệ di truyền của căn bệnh này là bao nhiêu? và có nên sinh con khi mắc bệnh không? Tất cả sẽ được Feedlife chia sẻ trong bài chia sẻ dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé
Bệnh động kinh là chứng bệnh xuất phát từ rối loạn các tín hiệu điện trong não. Bệnh có các triệu chứng khác nhau, nhưng có điểm chung là lên cơn co giật. Tuy nhiên, một số người chỉ ngây người trong thời gian ngắn khi lên cơn.
Khi mắc bệnh cần điều trị kịp thời, kể cả mức độ nhẹ. Việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc hoặc phẫu thuật để giúp giảm cường độ và tần suất cơn động kinh.
Nhiều nghiên cứu chứng minh, nếu trong gia đình bạn có người bị động kinh (ông bà, cha mẹ, anh, chị, em ruột) thì nguy cơ bạn cũng có thể bị khởi phát động kinh cao hơn bình thường. Số người thân trong gia đình mắc bệnh động kinh càng nhiều thì tỉ lệ di truyền càng cao.
– Người bình thường có nguy cơ mắc bệnh động kinh khoảng 2%.
– Đối với trẻ em, tỉ lệ di truyền sẽ phụ thuộc:
+ Cả cha và mẹ đều bị động kinh thì trẻ có nguy cơ di truyền hơn 5%, riêng dạng động kinh vô căn thì tỉ lệ lên tới 9-12%.
+ Chỉ có cha bị động kinh thì di truyền sang con khoảng 2-5%.
+ Chỉ có mẹ bị động kinh thì con bị động kinh gần 5%.
Có 4 dạng động kinh: động kinh toàn thể, động kinh cục bộ, động kinh vô căn, động kinh khu trú. Trong đó, động kinh vô căn (tức là mắc động kinh không rõ nguyên nhân) có tỉ lệ di truyền rất cao so với các dạng động kinh còn lại.
Trường hợp do chấn thương vùng đầu để lại di chứng động kinh thì thế hệ sau có ít nguy cơ mắc bệnh động kinh hơn. Nghĩa là, bố mẹ bị động kinh do chấn thương thì thường không di truyền sang con cái.
Mặc dù có tỷ lệ di truyền nhưng hầu như con của những người mắc bệnh này không phát bệnh. Do đó không nên vì lý do này mà không sinh con, điều cần thiết là bạn nên trang bị những kiến thức về bệnh cho mình, về cách chăm sóc bé yêu tốt nhất sau khi sinh.
Hiện nay, y học phát triển bạn có thể xét nghiệm di truyền sàng lọc trước khi sinh. Nên trao đổi với bác sĩ nếu như có ý định sinh con, cần lên kế hoạch chăm sóc, theo dõi thai nhi để bảo đảm an toàn
Như chúng ta đã biết, bệnh động kinh chủ yếu do gen di truyền hợp với các yếu tố sinh sống. Do đó, việc can thiệp vào gen là điều rất khó, vì vậy, phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất là kiểm soát, điều trị và hạn chế tác động từ môi trường sống, như:
– Hạn chế tình trạng trẻ bị sốt cao, co giật.
– Thoải mái tinh thần, hạn chế sống trong tâm trạng căng thẳng, bực bội gây áp lực tâm lý đối với trẻ em.
– Tiêm ngừa phòng bệnh đầy đủ, nhất là các bệnh liên quan đến não bộ, tim mạch.
– Loại bỏ các chất kích thích, tính gây nghiện như bia rượu, thuốc lá khỏi sinh hoạt hàng ngày, nhất là khi có trẻ em chung sống.
– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần và thể chất.
– Tốt nhất nên đi khám sức khỏe định kỳ, nhất là khi có các triệu chứng bất thường về cảm xúc, trí nhớ, tâm lý hoặc chấn thương vùng đầu để phát hiện sớm các bệnh về thần kinh, động kinh.
Mặc dù căn bệnh không nguy hiểm nhưng nó có ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe thường ngày. Vì vậy hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh, và biện pháp phòng ngừa. Mong rằng qua những gì chia sẻ ở trên giúp ích cho các bạn
Tham khảo nguồn
http://www.sciencedaily.com/releases/2013/12/131208090244.htm
https://www.mja.com.au/journal/2008/188/8/spontaneous-intracranial-hypotension