Bệnh đậu mùa khỉ dấu hiệu nhận biết- mức độ nguy hiểm

Nắm bắt được dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ, thăm khám sớm điều trị đúng phương pháp sẽ giúp các bạn bảo vệ được sức khỏe của mình. Đồng thời phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Vậy bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ là một dạng bệnh truyền nhiễm hiếm gặp và có liên quan tới bệnh đậu mùa. Bệnh do virus thuộc họ Poxviridae gây ra, loại virus này thường sống ký sinh trong cơ thể vật chủ trung gian là các loài thú gặm nhấm.

Bệnh đậu mùa khỉ có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia ở Tây Phi hoặc Trung Phi. Bệnh xuất hiện trên thế giới từ những năm 1958. Hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam.

Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ có liên quan đến bệnh đậu mùa. Vì thế, có rất nhiều thường nhầm lẫn bệnh đậu mùa khỉ với đậu mùa. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đậu mùa và đậu mùa khỉ là 2 bệnh lý riêng biệt. Vì thế, các bạn cần phải nắm bắt được chính xác dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ để từ đó thăm khám và điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả.

Khi bị nhiễm virus thuộc họ Poxviridae từ 5- 21 ngày, người bệnh sẽ bắt đầu có các dấu hiệu của bệnh như:

  • Người bệnh bị sốt
  • Đầu bị đau dữ dội
  • Đau mỏi lưng và các cơ
  • Cơ thể bị ớn lạnh
  • Người thường xuyên mệt mỏi uể oải
  • Nổi hạch ở một số vị trí trên cơ thể
  • Sau khi bị sốt, người bệnh sẽ bị phát ban sau đó từ 1 đến 3 ngày. Các dấu phát ban có thể xuất hiện ở:khắp mặt; lòng bàn tay bàn chân; miệng; mắt; cơ quan sinh dục
Nốt ban xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay và các vị trí khác trên cơ thể

Lúc đầu các nốt phát ban chỉ hơi sần sùi trên bề mặt da. Sau một thời gian ngắn, chúng sẽ phát triển với mức độ nghiêm trọng hơn và chuyển thành các mụn nước sưng to rồi chuyển sang mụn mủ và khô lại, đóng vảy và xẹp xuống.

Thông thường, triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi, người bệnh không cần thực hiện các biện pháp điều trị đặc biệt.

Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?

Các chuyên gia y tế cho biết: triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ nhẹ hơn so bệnh đậu mùa. Vì thế, bệnh không đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, người có hệ miễn dịch yếu, virus gây bệnh sẽ tấn công khiến bệnh chuyển biến ngày một nguy hiểm hơn. Đồng thời còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường như:

  • Nhiễm trùng máu
  • Viêm mô não
  • Viêm phế quản phổi
  • Nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực
  • Các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.

Theo các số liệu thống kê, đã có từ 3 – 6% bệnh nhân đã tử vong do bệnh đậu mù khỉ không phát hiện và điều trị sớm.

Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền qua nhiều hình thức khác nhau. Vì thế việc kiểm soát tốc độ lây lan của bệnh gặp khá nhiều khó khăn. Để ngăn chặn sự lây lan và phát triển của bệnh, các bạn tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cũng như hạn chế tiếp xúc với giọt bắn hoặc dịch cơ thể từ người khác.

Bệnh đậu mùa khỉ phòng ngừa như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ hiệu quả, các bạn cần chú ý đến các vấn đề:

  • Tuyệt đối không tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ
  • Cần ăn chín, uống sôi.
  • Chỉ ăn các loài động vật có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã qua kiểm định.
  • Tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh.
  • Không chạm vào các vật dụng của người có nguy cơ nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ hiệu quả
  • Cách ly người có triệu chứng bệnh/có nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác.
  • Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa.
  • Nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh. Thường xuyên cập nhật các thông tin bệnh.

Đến đây các bạn đã biết bệnh đậu mùa khỉ là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết đẻ từ có có biện pháp phòng tránh bệnh, phát hiện bệnh sớm điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.

Bình luận của bạn