Trĩ là bệnh gì, nguyên nhân do đâu, triệu chứng bệnh trĩ như thế nào, biểu hiện của trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau ở điểm nào, đối tượng mắc phải là ai, có cách điều trị nào “dứt điểm” hay không?,…Đây là những băn khoăn của không ít người? Bài viết chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp điều đó, cùng tìm hiểu nhé.
Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là gì?
Trong dân gian, người ta thường hay gọi bệnh trĩ là bệnh lòi dom. Do áp lực trong tĩnh mạch ở hậu môn tăng nên khiến những tĩnh mạnh này bị ứ đọng máu. Bệnh gây ra những biểu hiện khó chịu và đau đớn cho người bệnh, nhất là khi ngồi.
Bệnh trĩ được chia làm hai dạng căn cứ vào vị trí xảy ra, bao gồm:
- Trĩ nội: Tình trạng này xảy ra ở các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng.
- Trĩ ngoại: Là tình trạng liên quan đến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn.
Hiện nay, nguyên nhân chính xác của bệnh trĩ vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên một số yếu tố làm tăng áp lực trong bụng được cho là có liên quan đến sự phát triển của bệnh trĩ gồm:
- Thói quen ngồi lâu một chỗ, ít vận động
- Ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, chiên xào, uống rượu bia…
- Thời gian ngồi trong nhà vệ sinh quá dài, vệ sinh không sạch sẽ
- Mắc bệnh táo bón kinh niên
Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ
Theo các chuyên gia y tế, biểu hiện chung và rõ rệt nhất khi bị mắc bệnh trĩ chính là chảy máu và sa búi trĩ. Cụ thể hai dấu hiệu này như sau:
– Chảy máu:
- Thông thường ở giai đoạn đầu, tình trạng chảy máu do trĩ gây ra thường khá kín đáo. Bạn có thể phát hiện khi tình cờ nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đại tiện hoặc nhiền thấy phân có vài tia máu nhỏ dính vào.
- Khi bệnh phát triển, mỗi lần đi ngoài, bạn phải rặn nhiều do táo bón. Lúc này máu có thể chảy thành giọt hoặc thành tia.
- Ở giai đoạn nặng hơn, cứ mỗi lần đi “nặng”, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm, bạn có thể thấy máu chảy ra ở hậu môn.
- Một số trường hợp, máu từ búi trĩ chảy ra sẽ đông lại trong lòng trực tràng và gây hiện tượng đi ngoài ra máu cục.
- Trường hợp máu chảy quá nhiều người bệnh có thể phải đi cấp cứu.
– Trĩ sa
Tùy thuộc vào mức độ của trĩ sa mà người bệnh có những triệu chứng lâm sàn là khác nhau, cụ thể như sau:
- Trĩ sa độ 1,2: Lúc này các đám rối tĩnh mạch xuất hiện ở hậu môn chỉ nhỏ như hạt gạo nên thường không gây nhiều phiền hà cho đời sống sinh hoạt của người bệnh. Khi bạn đi vệ sinh, búi trĩ vẫn có thể tự co lên được.
- Trĩ sa độ 3: Ở giai đoạn này, kích thước của các búi trĩ sẽ có sự gia tăng. Điều này sẽ bạn cảm thấy rất vướng víu, khó chịu khi đi ngoài hoặc khi đi lại nhiều và làm việc nặng. Bên cạnh đó, ở thời điểm này búi trĩ không thể tự co lên được mà người bị bệnh buộc phải dùng tay trợ giúp để đẩy búi trĩ lên.
- Trĩ sa độ 4: Đây được xem là giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ. Lúc này khóm trĩ luôn thường trực phía ngoài hậu môn trực tràng và không thể co lên được. Tình trạng này khiến cho khu vực hậu môn trực tràng người bệnh đối mặt với các nguy cơ về nhiễm trùng và biến chứng, gây tình trạng đau đớn và khó chịu.
– Các triệu chứng khác:
Ngoài 2 biểu hiện trên, khi mắc bệnh trĩ, người bệnh còn có thể gặp phải một số biểu hiện khác như:
- Cảm giác cộm, vướng ở hậu môn nhưng không đau.
- Khi bị tắc mạch máu ở hậu môn sẽ gây ra hiện tượng đau và sa trĩ bị nứt kẽ hậu môn hoặc làm nghẹt hậu môn
- Xuất hiện tình trạng áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niêm mạc hay trong hố ngồi – trực tràng… gây đau.
- Chảy dịch nhầy ở hậu môn, kèm theo sa trĩ nặng.
- Có thể bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.
Cách điều trị dứt điểm bệnh trĩ
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên đây là căn bệnh phổ biến và khó chữa trị tận gốc. Mục tiêu chủ yếu của các phương pháp này chủ yếu là làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra như sưng, cho các búi trĩ trở về kích thước và vị trí bình thường ở hậu môn. Việc loại bỏ hoàn toàn trĩ có thể khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát phân khi đi đại tiện. Vì vậy, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật.
Theo các chuyên gia y tế, để biết được bản thân nên điều trị bệnh trĩ bằng cách nào, ngay khi có các triệu chứng mắc bệnh, các bạn nên đến trực tiếp các cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể. Căn cứ vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Những cách điều trị bệnh trĩ phổ biến hiện nay gồm:
Phương pháp nội khoa
– Nhóm thuốc chữa trĩ có chức năng kháng viêm và kháng sinh gồm:
- Acetaminophen
- Ibuprofen ( Advil, Motrin)
- Aspirin (Asreiptin, Bayer)
– Thuốc điều trị bệnh trĩ dạng bôi:
- Thuốc chống viêm, giảm ngứa: Hydrocortisone 1%
- Thuốc bảo vệ và làm bền tĩnh mạch: Zinc oxide, Resorcinol, Bismuth subgallate
- Thuốc sát trùng ngoài hậu môn: Phenylmercuric nitrate, Boric acid
– Thuốc đặt chữa bệnh trĩ:
- Viên đạn trĩ Proctolog
- Thuốc Neo Haelar, Witch Hazel
- Thuốc đạn Avenoc
Phương pháp ngoại khoa chữa bệnh trĩ
– Thủ thuật:
- Chích xơ
- Thắt trĩ bằng vòng cao su
- Liệu pháp làm đông bằng tia hồng ngoại
- Đốt điện với máy đốt hai cực, cắt cơ thắt trong
- Cột mạch trĩ qua siêu âm Doppler
– Phương pháp phẫu thuật:
- Cắt trĩ từng búi
- Cắt trĩ vòng
- Cắt trĩ sa bằng stapler (phẫu thuật Longo, PPH…).
Chữa trĩ bằng Đông y
– Châm cứu, bấm huyệt:
Phương pháp này thường được áp dụng với những trường hợp bị bệnh trĩ ở giai đoạn đầu. Thầy thuốc sẽ sử dụng châm tại các huyệt nằm trên đường Ðốc Mạch, Bách Hội và Bàng Quang… giúp khắc phục các triệu chứng bệnh hiệu quả.
Dùng các bài thuốc nam trị bệnh trĩ
- Dùng lá lốt: Rửa sạch khoảng 1 nắm lá lốt sau đó đun lấy nước đặc. Sau đó đổ ra chậu và tiến hành sông khoảng 15 phút, đến khi nước nguội bạn có thể ngâm trực tiếp vùng hậu môn khoảng 10-15 phút nữa. Thực hiện đều đặn từ 2-3 tuần búi trĩ sẽ co lại và bé dần.
- Dùng trầu không: Với trầu không, các bạn cũng áp dụng tương tự như với lá lốt. Chú ý nên thực hiện ngày khoảng 2-3 lần trong vòng 2 tuần liên tục để cho hiệu quả tốt nhất.
Ngoài những phương pháp điều trị kể trên, thì việc áp dụng một chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, loại bỏ các thói quen không tốt, có thể làm gia tăng bệnh trĩ cũng là một yếu tố mà người bệnh cần quan tâm để có thể chữa bệnh hiệu quả. Theo đó, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tránh làm việc nặng hay ngồi, đứng một chỗ quá lâu
- Uống thật nhiều nước
- Ăn các loại rau, củ, quả tươi có chứa hàm lượng lớn vitamin và chất xơ
- Tập thói quen đi tiểu đều đặn
- Vệ sinh vùng kín, vùng hậu môn sạch sẽ
- Mặc quần lót bằng vải cotton, quần ngoài rộng và thoải mái để tránh gây áp lực lên búi trĩ
- Tập thể dục thường xuyên
Mong rằng với những chia sẻ mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh trĩ để từ đó có cách nhận biết và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và nắm được cụ thể tình trạng bệnh của mình. Cách tốt nhất các bạn cũng nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên chính xác và hiệu quả nhất.