Hiến máu một hành động rất ý nghĩa, có thể giúp đỡ được những người đang cần máu đến những giọt máu đó. Tuy nhiên có những điều bạn cần biết trước khi đi hiến máu để vừa tham gia được một hoạt động nhân đạo vừa bảo đảm sức khỏe chính mình.
Điều kiện cần để bạn tham gia hiến máu
Không phải ai cũng đủ sức khỏe để hiến máu. Trước khi đăng ký hiến máu, bạn cần xem xét mình có đủ những điều kiện sau đây không nhé:
- Độ tuổi từ 18 – 60 tuổi
- Cân nặng trên 45kg
- Lần hiến máu gần đây nhất cách ít nhất 3 tháng trở lên, một năm chỉ nên hiến máu 2-3 lần
- Không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường máu viêm gan B, HIV…
- Không mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, hô hấp
- Các chỉ số huyết áp đạt tiêu chuẩn: Huyết áp tối thiểu 60 -90mmHg, tối đa 100 – 140mmHG, nhịp tim 60 -90 nhịp/ phút.
Cần chuẩn bị những gì trước khi đi hiến máu?
Hàng năm đều bạn có thể tham gia ngày hội hiến máu “Lễ hội xuân hồng” diễn ra trên toàn quốc. Ngoài ra bạn cũng có thể đăng ký tại điểm hiến máu tình nguyện nơi bạn sống.
Trước khi hiến máu bạn sẽ cần cung cấp cho nhân viên y tế các thông tin về sức khỏe như: có đang trong chu kỳ kinh nguyệt không, có đi du lịch ở nước ngoài hay các vùng đang có dịch bệnh không.
Để chất lượng máu được đảm bảo, bạn cần lưu ý thực hiện những điều sau:
- Thực hiện lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, không uống nhiều rượu bia, các chất kích thích.
- Ăn các thực phẩm bổ sung sắt cho cơ thể như: thịt đỏ, cá, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt.
- Không dùng aspirin ít nhất 2 ngày trước khi hiến máu.
- Không nhổ răng trước khi đi hiến máu 1 tuần
- Những người phải làm việc thể chất nhiều hoặc lái xe đường dài không nên hiến máu hoặc nếu có phải nghỉ ngơi trong vòng 24 giờ.
- Ăn đầy đủ dinh dưỡng trước khi đi hiến máu, tránh nạp các thức ăn nhanh, nhiều chất béo có thể làm ảnh hưởng tới quá trình xét nghiệm máu.
Những lưu ý trước khi tham gia hiến máu
Trước khi đến điểm hiến máu bạn nên uống nhiều nước khoảng 500ml, mặc đồ thoải mái dễ xắn tay áo, chuẩn bị chứng minh thư, trạng thái tinh tinh thần tốt.
+ Làm thủ tục đăng ký: Bạn cần cung cấp các thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số điện thoại.
+ Thăm khám và làm các xét nghiệm: Bác sĩ hay nhân viên y tế sẽ hỏi thăm về tình hình sức khỏe và các thói quen sinh hoạt của bạn. Kiểm tra huyết áp, nhịp tim, lấy máu xét nghiệm các bênh xem có đủ tiêu chuẩn hiến máu hay không và lượng máu thích hợp có thể hiến.
Nếu như bạn đạt chuẩn các điều kiện ở trên thì đi đến khu để lấy máu. Thông thường bạn sẽ nằm trên một chiếc giường gấp.
Bác sĩ dùng kim tiệt trùng lấy máu của bạn. Thời gian tùy thuộc vào lượng máu mà bạn hiến trung bình từ 5-10 phút. Khi hoàn thành lây máu bạn cần giữ miếng bông gạc tại nơi lấy máu để cầm máu.
+ Nghỉ ngơi sau khi lấy máu: Bạn sẽ được phát đồ ăn nhẹ và sữa. Bạn nên ngồi lại thư giãn và ăn hết phần ăn của mình để bù lại năng lượng đã bị mất.
Những lưu ý sau khi tham gia hiến máu
Sau khi hiến máu và trở về nhà, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe:
- Tránh vận động mạnh trong 2 ngày đầu sau khi tham gia hiến máu
- Uống nhiều nước và bổ sung chất sắt để cơ thể sản xuất máu bù lại lượng máu đã mất.
- Không uống đồ uống có cồn, chất kích thích hay caffein
- Vệ sinh vùng lấy máu sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng
- Nếu thấy chóng mặt đau đầu thì không nên vận động, ngồi im hoặc nằm im cho đến khi khỏe lại.
- Nếu vết lấy máu tiếp tục chảy máu cần báo với nhân viên y tế để được hướng dẫn cách cầm máu.
- Ngoài ra bạn cũng nên tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao như tắm nước nóng, đi nắng trong vòng 6h sau khi hiến máu.
Khám phá: Hiến máu có tốt cho sức khỏe không?
Hiến máu là một hành động rất có ý nghĩa mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đây là việc rất nên làm, nhất là những người có nhóm máu hiếm rất cần thiết cho bệnh nhân trong tình huống nguy cấp.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bản thân và chất lượng máu cung cấp thì hãy lưu ý những thông tin trên nhé.