Bệnh tinh hoàn ẩn là bệnh lý xảy ra chủ yếu ở trẻ nam sơ sinh khi vừa mới chào đời, đôi khi chúng cũng xảy ra ở một số nam giới trưởng thành, nhưng tỷ lệ này khá thấp. Bệnh tinh hoàn ẩn nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng sinh sản sau này của trẻ.
Cùng tìm hiểu về bệnh tinh hoàn ẩn trong bài viết sau đây của bác sĩ Lê Đỗ Nguyên – Bs.CKII ngoại tiết niệu, hiện đang công tác tại phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội
Tinh hoàn ẩn là bệnh gì?
Trong thời kỳ bào thai, tinh hoàn của bào thai sẽ nằm tại vị trí phía sau thận. Khi thai nhi khoảng 8 tuần tuổi, hai tinh hoàn sẽ di chuyển dần xuống bìu trước khi trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, vì một vài lý do mà cho đến khi sinh, một hoặc cả hai tinh hoàn của trẻ vẫn không di chuyển được xuống bìu – tình trạng này được gọi là bệnh tinh hoàn ẩn.
Bệnh tinh hoàn ẩn là bệnh chủ yếu xuất hiện ở trẻ nam sơ sinh. Thông thường, trẻ chỉ bị tinh hoàn ẩn ở một trong hai tinh hoàn và thường là ẩn tinh hoàn bên phải. Trường hợp tinh hoàn ẩn ở cả 2 bên rất hiếm, 10 ca bệnh tinh hoàn ẩn thì mới có 1 ca tinh hoàn ẩn cả hai bên.
Bệnh tinh hoàn ẩn ở trẻ có hai dạng là:
Dạng sờ được: sờ thấy tinh hoàn lò xo tại ống bẹn (khi này, tinh hoàn sẽ di chuyển lên xuống giữa bìu và bẹn)
Dạng không sờ được: tinh hoàn nằm sâu bên trong lỗ bẹn hoặc ổ bụng. Khi sờ sẽ không cảm thấy tinh hoàn.
Nguyên nhân trẻ bị tinh hoàn ẩn
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tinh hoàn ẩn, các nguyên nhân có thể kể đến bao gồm bất thường về dây thần kinh sinh dục đùi, khiếm khuyết hormone, rối loạn trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục,…
Theo nghiên cứu y khoa, một số trẻ sau sẽ có nguy cơ mắc tinh hoàn ẩn cao hơn bình thường:
- Trẻ sinh non, sinh thiếu tháng có nguy cơ mắc bệnh tinh hoàn ẩn cao đến 30% (trẻ sinh đủ tháng có tỷ lệ là 3%)
- Trẻ nhẹ cân khi sinh (< 9Kg)
- Sinh song thai trở lên
- Gia đình từng có người bị tinh hoàn ẩn hoặc gặp các vấn đề liên quan đến khả năng phát triển của bộ phận sinh dục. Ví dụ người anh trước bị tinh hoàn ẩn thì khi em trai sinh ra, tỷ lệ mắc bệnh tương tự cao đến 7,5%.
- Thai nhi bị dị tật hoặc mắc bệnh gây hạn chế sự phát triển của cơ thể như hội chứng Down, khiếm khuyết thành bụng,..
- Thai phụ thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá trong quá trình mang thai hoặc tiếp xúc với estrogen trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất.
Tinh hoàn ẩn cần điều trị trước một tuổi!
Tinh hoàn ẩn ở một hoặc hai bên có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe và khả năng sinh sản về sau của trẻ. Các bác sĩ cho rằng, trẻ bị tinh hoàn ẩn tốt nhất nên điều trị trước 1 tuổi, càng kéo dài, bệnh sẽ càng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Vô sinh: tỷ lệ vô sinh sau 5 tuổi nếu không được phẫu thuật có thể lên đến 75%, nhất là với trẻ bị tinh hoàn ẩn cả hai bên.
- Xoắn tinh hoàn: là biến chứng thường gặp khi bị tinh hoàn ẩn, tỷ lệ hoại tử là rất cao nếu không được khám và điều trị kịp thời trong 3 giờ khi có các dấu hiệu của bệnh như đột ngột sưng đau dữ dội tại tinh hoàn, da bìu sẫm đỏ hoặc nhạt, mất nếp nhăn,..
- Tăng tỷ lệ ung thư: người bị tinh hoàn ẩn có tỷ lệ bị ung thư tinh hoàn cao gấp 40 lần người bình thường, thường xảy ra ở độ tuổi 30 – 40 tuổi.
- Thoát vị bẹn: tinh hoàn nằm ở bẹn tạo ra khe hở giữa vùng bụng và ống bẹn, khiến một phần ruột bị đẩy vào háng.
Phát hiện sớm bệnh tinh hoàn ẩn ở trẻ qua các dấu hiệu sau
Mặc dù tinh hoàn ẩn có 2 dạng là sờ được và không sờ được nhưng có đến 80% các ca bệnh là tinh hoàn ẩn không thể sờ thấy được. Điều này gây khó khăn cho việc xác định bệnh tinh hoàn ẩn ở trẻ em.
Thông thường, có thể phát hiện tinh hoàn ẩn bằng cách quan sát túi bìu ở trẻ không cân đối. Chẳng hạn, một bên tinh hoàn bình thường, bên còn lại nhỏ hơn quá mức, hoặc lẹp xép. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp tinh hoàn ẩn cả hai bên thì túi bìu của trẻ sẽ nhỏ và xẹp.
Một số triệu chứng khác của bệnh tinh hoàn ẩn là:
- Sờ nhẹ bìu không thấy tinh hoàn, nhưng nếu sờ ống bẹn có thấy khối u lờ mờ nổi lên.
- Bìu kém phát triển
- Tinh hoàn di chuyển lên xuống giữa bìu và bẹn – tình trạng này cần thăm khám để biết chính xác nguyên nhân, bởi có thể là do phản xạ cơ bìu chứ không phải bệnh tinh hoàn ẩn.
Chẩn đoán bệnh tinh hoàn ẩn ở trẻ
Khi có các dấu hiệu nghi trẻ bị bệnh tinh hoàn ẩn, bố mẹ hãy đưa con đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và thực hiện một số thủ thuật y khoa để xác định chính xác bệnh. Một số thủ thuật có thể được sử dụng để chẩn đoán tinh hoàn ẩn là:
- Siêu âm
- Nội soi ổ bụng dưới có gây mê
- Chụp tĩnh mạch chủ dưới qua tĩnh mạch tinh
- Đo Testosterone, liệu pháp HCG,
Chỉ khi có kết luận chính xác trẻ bị bệnh tinh hoàn ẩn, bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình trẻ hướng giải quyết phù hợp.
Điều trị tinh hoàn ẩn ở trẻ
Thông thường, sau khoảng 3 – 6 tháng sau sinh mà tinh hoàn vẫn không thể tự di chuyển về vị trí ban đầu thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật hạ tinh hoàn xuống cho trẻ. Đây là phương pháp điều trị tinh hoàn ẩn phổ biến, tỷ lệ thành công cao đến 90%. Tuy nhiên, phương pháp này nên được thực hiện trước 2 tuổi, lý tưởng nhất là trước 1 tuổi để không ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh sau này của trẻ.
>> Xem thêm trẻ bao nhiêu tuổi thì cắt bao quy đầu
Sau khi điều trị, trẻ cần mặc quần áo thoáng mát, tái khám định kỳ để bác sĩ đánh giá sự phát triển của tinh hoàn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh tinh hoàn ẩn ở trẻ. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Để đăng ký lịch hẹn khám online tại phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội, bạn vui lòng bấm gọi đến tổng đài Hotline 0243.678.8888 – 0584591860 hoặc để lại SĐT tại [tư vấn trực tuyến]
>> Đọc thêm dấu hiệu nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ và cách điều trị