U nang buồng trứng là bệnh lý rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Nếu như bệnh không được xử lý kịp thời sẽ nhanh chóng chuyển thành u ác tính. Gây nguy hại cho thai phụ và thai nhi. Vậy u nang buồng trứng khi mang thai nguy hiểm không? câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.
U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là một túi chứa đầy chất lỏng phát triển trong buồng trứng. Đây không phải là bệnh hiếm gặp. U nang buồng trứng có thể xuất hiện trước khi mang thai với kích thước nhỏ bé dưới 3 – 4 cm đường kính. Bệnh giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Người bệnh chỉ phát hiện khi đi thăm khám bệnh.
Hiện nay, nữ giới thường gặp 2 dạng u nang buồng trứng đó là: u nang cơ năng và u nang thực thể.
- U nang cơ năng: Là trường hợp những nang nhỏ ở 2 bên buồng trứng do rối loạn chức năng của buồng trứng gây ra. Nó có thể tự mất đi sau một thời gian mà không cần bất cứ phương pháp điều trị nào.
- U nang thực thể : Chính là hiện tượng u nang phát triển từ các tổn thương thực thể ở buồng trứng gây ra
Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng khi mang thai
U nang buồng trứng thời kỳ đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh có triệu chứng khi đã ở mức độ nặng. Thông thường khi bị u nang buồng trứng trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu sẽ thấy bụng dưới hơi bị đau tức; lưng bị mỏi.
Tuy nhiên khi bệnh đã gây ra biến chứng, cơ thể mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu bất thường:
- Khó khăn trong việc đi tiểu hoặc không đi được
- Cơ thể bị sốt cao
- Khi khối u chèn ép sẽ khiến mẹ bầu bị đau lưng; đường tiết niệu bị nhiễm trùng
- Bị khó thở khi u to chèn ép cơ hoành
- Các cơn đau bụng đột ngột xuất hiện
- Khi khối u bị vỡ hoặc bị xoắn mẹ bầu sẽ bị sốt hoặc có biểu hiện nhiễm độc
- Luôn có cảm thấy buồn nôn, đau ngực hoặc muốn nôn mửa giống như thai nghén
- Gầy yếu, sụt cân, bụng to nhanh khi u hóa ác tính
U nang buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm không?
U nang buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm không? còn phụ thuộc vào loại u cũng như kích thước của khối u. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, nếu như không xử lý sớm, thai phụ sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:
U chèn ép khi mang thai
Khi kích thước khối u to lên, nó sẽ chèn ép lên tử cung gây cản trở sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, u cũng chèn ép lên các bộ phận lân cận như bàng quang gây bí tiểu, tiểu nhiều lần lắt nhắt và chèn ép ruột làm tăng tình trạng táo bón của thai phụ. Nguy hiểm hơn, u có thể chèn ép lên niệu quản gây ứ nước ở thận dẫn đến viêm đài bể thận, suy thận.
U bị vỡ
Nếu như u mà mẹ bầu gặp phải là u ở dạng dịch. Khi kích thước khối u to ra sẽ bị tử cung và các cơ quan vùng chậu chèn ép. Khiến khối u bị vỡ, gây nguy hại cho mẹ bầu và thai nhi.
Hiện tượng khối u bị xoắn
Hiện tượng khối u bị xoắn thường xảy ra sau khi thai phụ sinh con. Lúc này tử cung của thai phụ đã thu nhỏ lại khiến ổ bụng bị trống gây nên hiện tượng khối u bị xoắn cuống.
Những trường hợp xoắn cuống chủ yếu xảy ra với các loại u có cuống nhưng kích thước nhỏ mà tỷ trọng nặng như u bì buồng trứng.
U hóa ác tính
Tùy vào từng loại u mà tỷ lệ u hóa ác tính khác nhau. Tỷ lệ ung thư của u buồng trứng khi mang thai là khoảng từ 1/10.000 đến 1/25. 000. Đa số u hóa ác tính xảy ra khi khối u nằm quá lâu trong ổ bụng mà không được phát hiện. Đặc biệt, trong thai kỳ, u vẫn có thể hóa thành ung thư buồng trứng, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Có thể thấy rằng u nang buồng trứng khi mang thai vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế để bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như sự phát triển của thai nhi. Trong quá trình mang thai chị em cần thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Trong trường hợp bị mắc bệnh chị em cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.