Feedlife.net

Hiến máu có tốt cho sức khỏe của bạn không?

hiến máu có tốt cho sức khỏe

Hiến máu nhân đạo là một trong những hoạt động thường niên, hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp, nhờ vậy bạn có thể cứu giúp được rất nhiều người. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết hiến máu có tốt cho sức khỏe không?. Hãy cùng xem các chuyên gia y tế giải đáp vấn đề này như thế nào nhé !

Hiến máu có tốt hay không?

Hiến máu rất tốt cho sức khỏe và tăng cường thế chất của bạn. Theo nhiều nghiên cứu, hiến máu cứu người khác có những lợi ích như sau:

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hiến máu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đau tim. Một nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy việc hiến máu thường xuyên làm giảm đáng kể lượng cholesterol trung bình và cholesterol lipoprotein mật độ thấp và bảo vệ chống lại bệnh tim mạch.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người hiến máu sẽ giảm được nguy cơ bị bệnh tim và đau tim thấp hơn.

hiến máu có tốt cho sức khỏe

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Ngoài việc làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch việc hiến máu còn giảm khả năng mắc bệnh ung thư.

Thường xuyên hiến máu hàm lượng sắt sẽ được duy trì ở mức lạnh mạnh. Từ đó, sẽ giảm được nguy cơ mác các bệnh ung thư gan, đại tràng, thực quản, dạ dày… và sẽ làm tăng khả năng chống oxy hóa.

Đốt cháy calo

Khi bạn hiến máu sẽ làm giảm khoảng 650 calo mỗi lần. Việc bạn hấp thụ calo nhiều liên quan đến cân nặng. Chính vì vậy, hiến máu cũng là cách để đốt cháy calo trong cơ thể.

Giảm mức sắt trong cơ thể

Sắt là một khoáng chất mà cơ thể cần để tạo ra các tế bào máu. Tuy nhiên, việc bạn hấp thụ quá nhiều sắt có thể gây hại cho sức khỏe.

Chẳng hạn như gan và tim, và ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng khác. Vì vậy khi hiến máu có thể giúp bạn giảm bớt đi lượng sắt trong cơ thể của mình.

Bạn được kiểm tra sức khỏe miễn phí

Khi đi hiến máu, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe. Bao gồm đo huyết áp, thân nhiệt, nồng độ hemoglobin.

Bên cạnh đó, sau khi hiến tặng, máu của bạn sẽ được sàng lọc và kiểm tra. Vì vậy, bạn sẽ biết sớm hơn mình có mắc các bệnh như viêm gan B, HIV hay giang mai…

Tái tạo các tế bào máu mới: Sau khi hiến máu, cơ thể sẽ hoạt động để bổ sung lại lượng máu đã mất.

Điều này sẽ kích thích quá trình sản sinh các tế bào máu mới và nhờ đó, các tế bào mới sẽ luân phiên giúp duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh.

Tác dụng phụ của hiến máu

Sau khi hiến máu một số người có thể cảm thấy buồn nôn, choáng váng hoặc chóng mặt sau. Tuy nhiên, nó sẽ chỉ kéo dài vài phút.

Bạn có thể nằm xuống và dơ chân lên cao cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn. Ngoài ra các bạn cũng có thể bị chảy máu ở chỗ bị chảy máu tại nơi kim đâm.

Khi đó hãy nâng cánh tay lên cao từ 3 đến 5 phút. Nếu máu vẫn không ngừng chảy, bạn nên đến khám bác sĩ ngay.

Khi kim đâm vào tĩnh mạch thường sẽ khiến bạn có vết bầm xung quanh chỗ kim đâm. Nhưng bạn đừng lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường và xảy ra hầu hết với mọi người hiến máu. Vết bầm ban đầu sẽ là màu tím hay đỏ rồi từ từ sẽ chuyển thành vàng xanh rồi tự biến mất.

Hãy đến ngay trung tâm y tế hoặc cơ sở y tế nếu bạn thấy cơ thể có những biểu hiện sau

Hiến máu là một nghĩa cử rất đẹp, tuy nhiên những trường hợp sau không nên hiến máu

Những điều bạn cần biết trước khi hiến máu

Tuy nhiên, thời gian hiến máu an toàn nhất là khoảng hai hoặc ba tháng 1 lần và không được nhiều hơn. Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cứ cao đẹp, bạn có thể giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh kém may mắn. Đừng ngần ngại hãy đăng kí tham gia nhé.