Có nên tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà không? Thực tế có nhiều người phải nhập viện cấp cứu tỏng tình trạng nguy hiểm do tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chủ quan, bỏ qua lời cảnh báo của bác sĩ mà tự chữa bệnh tại nhà. Khiến sức khỏe suy giảm, bản thân phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Từ khỏe mạnh chuyển sang nguy kịch
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội hiện nay tỷ lệ người bị sốt xuất huyết đang tăng cao. So với số ca mắc bệnh cùng kỳ năm 2021, năm nay số bệnh nhân đã tăng hơn 2 lần.
Theo bác sĩ Thân Mạnh Hùng – phó trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương: số bệnh nhân sốt xuất huyết nặng nhập viện tăng mạnh hơn so với các tuần trước.
Hiện có 30 bệnh nhân bị sốt xuất huyết đang điều trị tại 2 cơ sở của bệnh viện. Trong đó, có 1 ca đã tử vong, 4 ca chuyển nặng. Và 2 trong 4 bệnh nhân bị sốt xuất huyết nặng đang ở trong tình trạng nguy kịch, phải đặt ống nội khí quản thở máy.
Đặc biệt là bệnh nhân nữ 38 tuổi ở Hà Nội có tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh, nhập viện vào ngày thứ 4 của bệnh. Khi thấy bản thân bị sốt cao, đầu đau, người bị đau mỏi, nôn nhiều. Chị đã không thăm khám mà tự điều trị tại nhà. Chỉ đến khi ý thức của chị đã bị rối loạn người nhà mới nhập viện.
Sau khi nhập viện, bệnh nhân bắt đầu khó thở và thiếu máu. Phổi đã bị tổn thương, tình trạng rối loạn đông máu ở mức khá nặng. Các bác sĩ đã nhanh chóng truyền dịch, đặt ống nội quản cho bệnh nhân thở máy.
Bác sĩ Hùng cũng cho biết thêm” Hiện tình trạng suy thận của bệnh nhân có xu hướng tăng lên. Bác sĩ phải lọc máu liên tục, tiên lượng bệnh nhân rất xấu”.
Bệnh nhân sốt xuất huyết tuyệt đối không tự truyền nước tại nhà
Bác sĩ Hùng cho hay: Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân khi thấy bản thân có các triệu chứng sốt, cơ thể mệt mỏi. Thay vì đến cơ sở y tế, người bệnh tự truyền nước tại nhà hoặc sử dụng những dịch vụ y tế tại nhà mà không có sự kiểm soát chặt chẽ của nhân viên y tế. Đây là một việc làm hết sức nguy hiểm. Bởi việc tự ý điều trị bệnh tại nhà sẽ khiến các bạn phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm như:
- Tự ý truyền dịch các bạn có thể bị sốc phản vệ
- Không phải bệnh nhân nào cũng phải truyền dịch và đủ điều kiện truyền dịch.
- Khi truyền dịch tại nhà, trang thiết bị y tế như sát khuẩn, bông băng, cồn… không được đảm bảo. Dễ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng.
Bác sĩ Hùng nhấn mạnh: sốt xuất huyết có những giai đoạn có thể và không thể truyền dịch. Trong ngày đầu tiên, người bệnh có thể truyền dịch được. Nhưng khi bệnh nhân đang trong tình trạng thoát dịch hoặc tăng tính thấm thành mạch. Việc truyền dịch nếu không được kiểm soát rất dễ dẫn tới tình trạng tràn dịch màng phổi, màng tim… Khiến người bệnh bị suy hô hấp, suy tuần hoàn, vô hình trung khiến bệnh trở nặng thêm.
Khi bị sốt xuất huyết người bệnh nên làm gì?
Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra. Ngay khi bản thân có các dấu hiệu của bệnh, các bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám. Căn cứ vào mức độ của bệnh bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn.
Bên cạnh đó, người bệnh cần phải:
- Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý thay đơn thuốc cũng như ngưng dùng thuốc giữa chừng.
- Kiêng sử dụng những thực phẩm có màu đen, đỏ. Không sử dụng đồ uống có chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
- Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cần cân đối 4 nhóm thực phẩm đường, bột, chất đạm, chất béo sao cho phù hợp. Không nên quá kiêng khem khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày, tối thiếu từ 2- 2,5 lít nước để tránh bản thân không bị mất nước
- Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý khoa học, không vận động cũng như không tắm nước lạnh.
- Nếu cơ thế có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần nhập viện luôn để theo dõi. Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà.