Bị táo bón khi mang thai là hiện tượng phổ biến cứ 10 mẹ bầu thì có đến 9 mẹ bị. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này. Sau đây sẽ là một số biện pháp phòng tránh táo bón khi mang thai hiệu quả. Chị em hãy cùng tham khảo.
Mẹ bầu bị táo bón do đâu?
Khi mang thai, thai phụ dễ mắc bệnh táo bón. Nguyên nhân thường là do:
- Chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ bầu không hợp lý
- Tâm lý ngại vận động
- Uống ít nước khi mang thai
- Nội tiết tố thay đổi
- Do sự chèn ép cơ học của bào thai làm giảm nhu động ruột gây ra tình trạng táo bón.
Tình trạng táo bón đối với thai phụ cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Nếu kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu mang thai bị táo bón nguy hiểm không?
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi khiến mẹ bầu luôn ở trong tình trạng mệt mỏi. Thêm vào đó, nếu như mẹ bầu bị táo bón kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho mẹ bầu và thai nhi.
Táo bón khiến mẹ bầu luôn ở trong tình trạng khó chịu, đầy bụng. Từ đó, khiến tâm lý mẹ bầu luôn chán ăn. Gây nên tình trạng thiếu chất dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi.
Bên cạnh đó, các chất thải bên trong cơ thể mẹ bầu không được đào thải ra bên ngoài. Lâu dần tích tụ ở bên trong ruột, khiến cho các chất độc lan rộng gây hại cho thai nhi và mẹ bầu.
Thêm vào đó, mỗi lần đi tiểu tiện mẹ bầu cần phải dùng sức để rặn, điều này có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai. Nguy hại hơn, táo bón lâu ngày còn khiến thai phụ dễ bị trĩ, bị viêm đại tràng. Ngoài ra, táo bón còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư đại tràng.
Vì thế, mẹ bầu tuyệt đối không được coi thường bệnh táo bón khi đang mang thai. Cho nên, mẹ bầu cần có biện pháp phòng tránh cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời. Từ đó, phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm do táo bón gây ra.
Biện pháp phòng tránh táo bón khi mang thai
Để bản thân không bị táo bón hoặc hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai. Chị em nên áp dụng các biện pháp phòng tránh dưới đây:
Uống nhiều nước
Mẹ bầu cần uống ít nhất 2 – 2,5 lít nước lọc mỗi ngày. Trong hơn 9 tháng thai kỳ, đặc biệt ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
Tuy nhiên khi mang bầu thai phụ phải đi tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm, vô tình gây cho thai phụ tâm lý ngại uống nước. Đây là điều rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến tình trạng mất nước. Đồng thời khiến cho bệnh táo bón thêm trầm trọng.
Giảm liều lượng canxi và sắt bổ sung
Trong quá trình mang thai mẹ bầu nào cũng bổ sung thêm canxi và sắt. Tuy nhiên, theo chuyên gia, mẹ bầu chỉ nên bổ sung canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tùy tiện uống theo ý mình.
Khi lượng khoáng chất dư thừa không được cơ thể hấp thụ. Sẽ khiến đường ruột phải chịu gắng nặng, làm tăng nguy cơ táo bón.
Lưu ý: Khi uống bổ sung canxi hoặc sắt, nên chia nhỏ thành nhiều lần uống và uống với nhiều nước. Bởi cả hai khoáng chất này đều cần một lượng lớn nước để hấp thụ vào cơ thể.
bên cạnh đó, mẹ bầu nên tích cực ăn các thực phẩm chứa sắt, nên chọn viên sắt hữu cơ để cơ thể dễ hấp thu hơn và không bị kích ứng đường ruột.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn hàng ngày như: rau xanh; các cây họ đậu; trái cây họ cam; chanh; chuối; đu đủ chín; khoai lang; bí đỏ; cà rốt.
Tuy nhiên nếu như mẹ bầu ăn quá nhiều chất xơ sẽ khiến bản thân bị đầy hơi. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung chất xơ từ từ vào chế độ ăn hàng ngày để cơ thể thích nghi dần.
Sử dụng dầu oliu cho các món chiên, xào, rán
Thường xuyên ăn các món chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây táo bón ở thai phụ. Để bản thân không bị táo bón, mẹ bầu nên dùng dầu ăn oliu.
Với thành phần gồm dầu oliu nguyên chất và dầu hướng dương tinh luyện.cho nên rất tốt cho dạ dày. Đồng thời không gây ngán và ngấy cho mẹ bầu.
Giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh
Mẹ bầu cần phải vệ sinh vùng kín của mình sạch sẽ, nhất là khu vực hậu môn. Tránh để các loại vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây viên.
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên như đi bộ để giúp máu lưu thông tốt. Bên cạnh đó còn hỗ trợ và cải thiện hệ tiêu hóa.